Nghị định 167 về cho vay nặng lãi như thế nào?

28/06/2022
Nghị định 167 về cho vay nặng lãi
631
Views

Vay mượn là một trong những hoạt động phổ biến trong sinh hoạt con người. Tuy nhiên, vay nặng lãi là một vấn đề rất phức tạp trong cuộc sống. Pháp luật cũng có rất nhiều quy định về vấn đề này để giải quyết những rủi ro phát sinh mà vay nặng lãi gây ra. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Nghị định 167 về cho vay nặng lãi” qua bài viết sau đây nhé!

Nghị định 167 về cho vay nặng lãi

Căn cứ Điều 463 BLDS thì Hợp đồng (thỏa thuận) vay tài sản là: sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Cho vay với mức lãi suất vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 BLDS là vi phạm pháp luật, khoản lãi suất vượt quá quy định nêu trên sẽ không được tính, ngoài ra cá nhân cho vay còn có thể bị xử lý vi phạm hành  chính hoặc trách nhiệm hình sự như sau:

– Trường hợp 1: Xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay” bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng”.

– Trường hợp 2: Xử lý trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Căn cứ Điểm i Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: “i) Thay thế cụm từ “lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất” bằng cụm từ “lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất” tại khoản 1 và cụm từ “Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên” bằng cụm từ “Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên” tại khoản 2 Điều 201;”

Luật Phúc Đạt đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự 1999 (đã hết hiệu lực thi hành) để làm rõ thêm như sau:

“Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2.  Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy chỉ cần thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp sau thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi:

Một là, Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05  lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trở lên

Hai là, Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất chưa gấp 05  lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, chưa thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Bộ luật hình sự mới (BLHS 2015) đã bỏ đi điều kiện “có tính chất chuyên bóc lột” và giảm từ mức “gấp 10 lần” xuống còn “gấp 05 lần trở lên” để xử lý các đối tượng cho vay nặng lãi/vay lãi nặng.

3 trường hợp cho vay nặng lãi bị phạt nặng

Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự chỉ có duy nhất một quy định liên quan đến cho hành vi vay nặng lãi là phạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng nếu vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay tại khoản 3 Điều 11.

Tuy nhiên, từ 01/01/2022, Nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thay thế Nghị định 167 đã bãi bỏ quy định trên.

Cụ thể, Nghị định mới quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với các hành vi:

– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

– Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

– Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Nghị định 167 về cho vay nặng lãi
Nghị định 167 về cho vay nặng lãi

Mức lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật

Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Vậy nên, từ năm 2022, nếu cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các hiệu cầm đồ; các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh; và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ để cho vay lãi nặng; đều có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

Hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao về Tội cho vay lãi nặng

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2021; hướng dẫn xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự như sau:

– Trường hợp cho vay nặng lãi đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự gồm tiền lãi và các khoản thu trái phép mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS trong cả kỳ hạn vay.

– Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi; và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay; sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS; tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.

– Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi; và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay; sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Nghị định 167 về cho vay nặng lãi”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về kế toán giải thể công ty, mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất, thành lập công ty cổ phần, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi là gì?

– Mặt khách thể: An ninh trật tự trong kinh doanh tiền tệ.
– Mặt khách quan: Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên, vượt quá  20%/năm hoặc có yếu tố hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng theo quy định của pháp luật là 20%:12 tháng = 1,666/tháng%. Thế nhưng nếu áp dụng lãi suất gấp 5 lần: 5 lần x 1,666% = 8,33%/tháng thì vượt quá quy định về lãi suất của pháp luật.
– Mặt chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự trước Pháp luật.
– Mặt chủ quan: Cố ý thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi. 

Cho vay nặng lãi qua app là như thế nào?

Nhiều đối tượng cho vay nặng lãi đã bị lực lượng công an triệt phá đường dây. Tuy nhiên, thủ đoạn của nhóm đối tượng này ngày càng tinh vi và liều lĩnh, gần đây đã xuất hiện cho vay qua Ứng dụng trên điện thoại. Đây là một loại “tín dụng đen” nhưng không hoạt động theo cách truyền thống mà chỉ hoạt động trên không gian mạng, giao dịch qua tài khoản và cần có kết nối Internet.

Tác động của cho vay nặng lãi đến xa hội như thế nào?

– Hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi gây rối trật tự an toàn xã hội, gia tăng các hoạt động bạo lực, uy hiếp, sử dụng vũ lực, cưỡng đoạt, chiếm đoạt tài sản với người dân/người đi vay hay người thân trong gia đình.
– Hoạt động cho vay tín dụng với lãi suất cao gây gánh nặng tài chính lên người đi vay và gia đình. Lãi suất cao, số tiền thu lợi bất chính sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của nhiều người.
– Cho vay nặng lãi khiến nhiều gia đình tan cửa, nát nhà, mất đi người thân. Do số tiền lãi và tiền nợ quá lớn, cộng dồn không thể trả, khiến nhiều người có những suy nghĩ tiêu cực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.