Chi phí lập hồ sơ mời thầu theo Quyết định 79

28/06/2022
Chi phí lập hồ sơ mời thầu theo Quyết định 79
568
Views

Mời thầu là một trong những hoạt động phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh, xây dựng. Pháp luật cũng có nhiều quy định điều chỉnh về vấn đề này. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Chi phí lập hồ sơ mời thầu theo Quyết định 79” qua bài viết sau đây nhé!

Chi phí lập hồ sơ mời thầu theo Quyết định 79

Để chọn ra được nhà thầu cho các công trình, dự án cần thực hiện đấu thầu. Các nhà thầu sẽ chuẩn bị hồ sơ để nộp tham gia đấu thầu. Trong quá trình đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành định giá, thẩm định hồ sơ. Do đó, các nhà thầu sẽ phải nộp Chi phí lập hồ sơ mời thầu.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản, chi phí lập hồ sơ mời thầu chính là những khoản phí, lệ phí mà nhà thầu cần phải nộp theo quy định khi lập hồ sơ mời thầu.

Lập hồ sơ mời thầu theo những bước nào?

Để xác định được Chi phí lập hồ sơ mời thầu là bao nhiêu, chúng ta cần hiểu rõ về trình tự chuẩn bị hồ sơ mời thầu, cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định loại gói thầu

Cần xác định gói thầu chúng ta chuẩn bị xây dựng là loại gói thầu gì (Gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hay gói thầu hỗn hợp), loại gói thầu thì thường được quy định trong Kế hoạch đấu thầu (nếu có), hoặc tại bước xây dựng hồ sơ, khái niệm của từng loại gói thầu đã được chúng tôi dẫn giải tại tại bài viết “45 khái niệm cơ bản trong đấu thầu”, hoặc bài viết lưu ý Phân biệt gói thầu tư vấn và gói thầu mua sắm hàng hóa.

Bước 2: Xác định hình thức đấu thầu và phương thức đấu thầu

– Xác định thuộc hình thức đấu thầu nào thuộc 1 trong 7 hình thức được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 Luật Đấu thầu 2013

– Xác định phương thức nào (1 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ) và qua mạng hay không qua mạng.

Bước 3: Xác định các mẫu hồ sơ mời thầu

Về cơ bản hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các mẫu hồ sơ mời thầu như:

– Mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng

– Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn

– Mẫu hồ mời thầu xây lắp

– Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

Bước 4: Xây dựng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm

Căn cứ trên tính chất của gói thầu từ đó chúng ta xây dựng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm được quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bước 5: Xây dựng các yêu cầu về năng lực thực hiện hợp đồng tương tự

Hợp đồng tương tự là một yếu tố rất quan trọng và nhạy cảm đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp (đối với gói tư vấn thì thường dùng để chấm điểm), do đó việc xác định hợp đồng tương tự để đưa vào hồ sơ mời thầu cần phải thực hiện cẩn thận, đảm bảo nguyên tắc “Tuyệt đối không đưa ra các nội dung mang tính định hướng, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu hoặc cản trở sự tham gia của nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng được”.

Bước 6: Xây dựng các yếu tố kỹ thuật

Tùy thuộc vào tính đặc thù của từng gói thầu mà chúng ta tiến hành các yêu cầu về kỹ thuật, ví dụ:

+ Gói tư vấn: Phạm vi công việc tư vấn gồm những gì?

+ Gói xây lắp: Yêu cầu kỹ thuật xây lắp những gì, yêu cầu về nhân sự, thiết bị thi công ra sao, xác định tiên lượng mời thầu theo dự toán được duyệt.

+ Gói mua sắm hàng hóa: Yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa cần những gì, tiêu chuẩn ra sao.

Bước 7: Xây dựng yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận

Đưa ra các yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận để nhà thầu có cơ sở trình bày hiểu biết và các đề xuất của mình đối với gói thầu.

Bước 8: Xây dựng yêu cầu về tài chính, thương mại

– Cần xác định rõ các yếu tố về tài chính như mức tạm ứng, bảo lãnh hợp đồng, thu hồi tạm ứng, thanh toán giai đoạn, thanh toán hoàn thành, bảo lãnh bảo hành để các nhà thầu có cơ sở chào trên một mặt bằng chung.

– Các xác định rõ các điều kiện thương mại (Thường là gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn hoặc hỗn hợp) như điều kiện giao hàng, tiến độ giao, địa điểm cung cấp dịch vụ hoặc lắp đặt hàng hóa… từ đó các nhà thầu mới có thể chào giá dự thầu một cách chính xác.

Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quyết định 79/QĐ-BXD công bố Định mức chi phí quản lý dự án xây dựng và Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đối với các loại công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông thôn và định mức xây dựng đối với công trình hạ tầng.

Theo Quyết định 79/BXD, tăng định mức chi phí quản lý dự án xây dựng cho các loại công trình. Theo đó, định mức chi phí quản lý dự án công trình dân dụng là từ 0,290 % đến 3,282 % chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (mức cũ là từ 0,264 – 2,524%). Tương tự thì định mức chi phí quản lý công trình công nghiệp cũng tăng là 0,305 – 3,453 % (mức cũ là 0,278 – 2,657 %).

Định mức chi phí quản lý đối với các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật cũng tăng, cụ thể xem tại bảng Định mức chi phí quản lý dự án tại Quyết định 79/QĐ-BXD.

Định mức chi phí quản lý xây dựng trên là chi phí cần thiết để quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Cũng theo Quyết định 79, chi phí quản lý dự án công trình xây dựng trên biển, đảo, công trình trải dài dọc theo biên giới đất liền, công trình tại vùng đặc biệt khó khăn thì điều chỉnh định mức nhân hệ số k = 1,35. Đối với dự án trải dài từ hai tỉnh trở lên thì nhân hệ số k = 1,1.

Chi phí lập hồ sơ mời thầu theo Quyết định 79

Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Quyết định số 79 của Bộ Xây dựng cũng điều chỉnh tăng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Điển hình như:

+ Định mức chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Công trình dân dụng là từ 0,022 – 0,668 % chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.

+ Định mức chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình dân dụng là từ 0,086 – 1,114%.

+ Định mức chi phí lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật công trình dân dụng là từ 3,6 – 6,5% (mức cũ tại Quyết định 957/BXD là 2,8 – 3,6%).

Tương tự Quyết định 957 thì Quyết định 79/BXD cũng quy định định mức thiết kế kỹ thuật của từng loại công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật ở các cấp công trình cấp IV, cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt.

Theo đó, Quyết định 79 quy định định mức các cấp công trình là tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng từ ≤ 10 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng (chi phí xây dựng tại Quyết định cũ chỉ quy định ở mức từ ≤ 7 tỷ đồng đến 8.000 tỷ đồng).

Nhìn chung định mức chi phí thiết kế kỹ thuật của các loại công trình đều tăng.

Quyết định 79/QĐ-BXD có hiệu lực từ ngày 01/3/2017, thay thế Quyết định 957/QĐ-BXD về công bố Định mức chi phí quản lý dự án xây dựng công trình và định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Chi phí lập hồ sơ mời thầu theo Quyết định 79”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về kế toán giải thể công ty, mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất, thành lập công ty cổ phần, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chi phí lập hồ sơ mời thầu bao nhiêu?

Theo quy định thì định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu sẽ là 0,1% giá gói thầu. Do đó, mức phí cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào giá gói thầu, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn 1.000.000 đồng và không vượt quá 50.000.000 đồng.

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?

Mức chi phí này được tính bằng 0.05% giá trị gói thầu, kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu. Tuy nhiên; mức mức giá chi phí thẩm định kết quả tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa 50.000.000 đồng.

Ngoài chi phí lập hồ sơ mời thầu, nhà thầu cần nộp thêm chi phí nào?

+ Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
+ Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu.
+ Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.
+ Căn cứ theo quy định trên thì dựa vào quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu và chịu sự hạn mức trong phạm vi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.