Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức năm 2022

28/06/2022
Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức
639
Views

Nghỉ dưỡng sức là một vấn đề pháp luật quan trọng. Quy định pháp luật về nghỉ dưỡng sức cho thấy được Nhà nước luôn quan tâm tới tới sức khoẻ, chế độ của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều người lao động chưa nắm bắt được rõ những quy định về chế độ nghỉ này. Vậy, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật về điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi

Chế độ dưỡng sức phụ hồi đã được quy định tương đối rõ ràng tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo quy định tại điều 29, Luật bảo hiểm xã hội 2014 để hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, NLĐ cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • NLĐ đã nghỉ việc để hưởng chế độ ốm đau, đủ thời gian 12 tháng, sau khoảng thời gian này, trong vòng 30 ngày khi trở lại làm việc, nếu sức khỏe chưa được phục hồi, NLD sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau có thể từ 5 – 10 ngày trong một năm.

Để được hưởng chế độ này, NLĐ cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Bao gồm:

  • Đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau và thời gian nghỉ đã đủ thời gian trong 1 năm
  • Đang trong thời gian 30 ngày trở lại làm việc đầu tiên sau khi nghỉ chế độ ốm đau.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 7 Thông tư 59/2015/BLĐTBXH, quy định những vấn đề khác về điều kiện được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi thì quy định như sau:

  • NLĐ đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm. Áp dụng với cả NLĐ đang mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y Tế. Những NLĐ thuộc trường hợp này cũng sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau trong thời gian 30 ngày đầu tiên làm việc trở lại nếu sức khỏe chưa phục hồi.
  • Những NLĐ không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ này.

Quy định pháp luật về thời gian nghỉ của chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ

Thời gian nghỉ dưỡng sức đã được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định số ngày nghỉ theo chế độ của NLĐ. Nếu đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì thời gian nghỉ được quyết định như sau:

  • Các bệnh cần chữa trị dài ngày: nghỉ tối đa 10 ngày
  • Những người phải phẫu thuật: Nghỉ tối đa 7 ngày
  • Các trường hợp khác: nghỉ tối đa 05 ngày.

Tuy nhiên, khi tính thời gian nghỉ dưỡng sức phụ hồi sức khoẻ, cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Thời gian nghỉ không bao gồm ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần theo hợp đồng lao động.
  • Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển sang đầu năm sau thì vẫn tính vào thời gian nghỉ của năm trước.

Quy định pháp luật về mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau

Theo quy định hiện hành, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau năm 2021 được quy định theo ngày. Mức hưởng mỗi ngày sẽ bằng 30% mức lượng cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Vậy mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính là:

Mức hưởng = 30% x Lương cơ sở x số ngày nghỉ

Vậy nên, mỗi ngày, người lao động được hưởng: 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng

Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức
Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức

Hồ sơ về thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sẽ bao gồm tờ khai đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo mẫu 01B-HSB được ban hành kèm theo quyết định 166/2019/QĐ-BHXH và các giấy tờ tuỳ thân liên quan.

Để kê khai mẫu 01B-HSN (tờ khai đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đâu), người đọc có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:

Đối với mục tình trạng:

  • Để trống nếu là bệnh thông thường
  • Nếu phẫu thuật thì ghi là PT
  • Nếu là bệnh dài ngày theo danh mục của Bộ Y Tế: ghi là BDN

Đối với thời điểm: Thời điểm ở đây là là ngày đầu tiên NLĐ trở lại làm việc sau khi hết chế độ nghỉ ốm đau

Ở mục “từ ngày”: ghi từ ngày đầu tiên hưởng việc thực tế hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Ở mực “đến ngày”: ghi ngày cuối cùng hưởng việc thực tế hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Ở mục “tổng số”: Ghi tổng số ngày nghỉ, bao gồm cả ngày Lễ, tết, cuối tuần

Ở mục hình thức trợ cấp:

  • Để trống nếu nhận tiền mặt’
  • CK nếu chuyển khoản và ghi rõ thông tin Tài khoản cá nhân của NLĐ
  • BHXH: nếu nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH

Về thời hạn giải quyết hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngay nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết.

Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau

Tờ khai đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau đã có mẫu ban hành kèm theo quyết định 166/2019/QĐ-BHXH (Mẫu 01B-HSB). Bạn đọc có thể tải về mẫu đơn này dưới đây

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập cty, xác nhận tình trạng độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Sau khi điều trị COVID-19 có được hưởng tiền dưỡng sức không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, Sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội 2014). Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2.235.000 đồng.

Tiền dưỡng sức sau sinh bao lâu thì nhận được?

Theo quy định, sau thời gian 10 ngày kể từ ngày kể từ ngày bạn đủ điều kiện để được nhận trợ cấp dưỡng sức sau thai sản, công ty bạn phải lập danh sách nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội; sau 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả.

Mức lương cơ sở để tính tiền dưỡng sức là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38 và giữ mức 1.490.000 đồng/tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.