Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về ĐKLĐ và QHLĐ

31/12/2021
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về ĐKLĐ và QHLĐ
1147
Views

Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Dưới đây là nội dung về Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Luật sư!

Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:145/2020/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:14/12/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương

Tóm tắt Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Từ 01/02/2021, doanh nghiệp trên 1.000 lao động nữ phải có phòng vắt, trữ sữa mẹ

Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Theo quy định mới, người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Đáng chú ý, Nghị định này quy định cụ thể các hành vi bị coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc, như là: Hành vi mang tính chất thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử;…

Cụ thể, khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định các trường hợp người giúp việc được tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước đó là vì các lý do sau: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; Bị người sử dụng lao động đánh đập, nhược đãi hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ; Bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.  

Xem trước và tải xuống Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Hình thức của sổ quản lý lao động?

Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động?

a) Cung cấp thông tin cho người lao động được thuê làm giám đốc để thực hiện nhiệm vụ;
b) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc;
c)  Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành quy chế làm việc đối với giám đốc;
đ) Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động được thuê làm giám đốc về: trả lương, thưởng; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; trang bị phương tiện làm việc, đi lại, ăn, ở; đào tạo, bồi dưỡng;
e)  Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.

Thời hạn lập sổ quản lý lao động?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là thông tin về Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về ĐKLĐ và QHLĐ

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Nghị định 44/2019/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.