Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan doanh nghiệp

23/11/2022
Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
429
Views

Bộ Công an đã lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2014/TT-BCA quy định chi tiết một số điều Nghị định số 06 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan doanh nghiệp. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật của Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan doanh nghiệp tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Thuộc tính pháp lý

Số hiệu:06/2013/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/01/2013Ngày hiệu lực:01/03/2013
Ngày công báo:23/01/2013Số công báo:Từ số 41 đến số 42
Tình trạng:Còn hiệu lực

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định

Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).

Đối tượng áp dụng của Nghị định

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Các cơ quan, doanh nghiệp do Công an nhân dân và Quân đội nhân dân quản lý không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

1. Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an.

2. Tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nội dung của Nghị định

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp

1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị:

a) Chịu trách nhiệm toàn diện về việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tài sản của cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo xây dựng, tổ chức, kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; chỉ đạo lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương trong việc triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ; xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh;

b) Căn cứ yêu cầu, tính chất, quy mô của cơ quan, doanh nghiệp để quyết định hình thức tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp mình cho phù hợp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động của lực lượng bảo vệ;

c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an có thẩm quyền tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ; tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp.

Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

2. Người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không được thuê dịch vụ bảo vệ thường xuyên, lâu dài (trừ một số lĩnh vực theo quy định của Bộ Công an). Trong trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn hội nghị, hội thảo hoặc trường hợp cần thiết khác, được thuê dịch vụ bảo vệ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo công việc hoặc thời vụ.

3. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện trách nhiệm quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này và Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

4. Cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có nhiệm vụ:

a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;

b) Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất;

c) Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;

d) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;

đ) Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;

e) Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;

g) Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;

h) Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.

2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, g, h Khoản 1 Điều này.

Tải xuống Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan doanh nghiệp

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ ly hôn nhanh chóng hay tìm hiểu dịch vụ thủ tục ly hôn nhanh nhất… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp là gì?

Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định về tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp như thế nào?

Tại Điều 12 Nghị định quy định như sau:
1. Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị nằm trong hệ thống tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp; tùy theo yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp mà thành lập phòng, ban, đội, tổ bảo vệ.
2. Tổ chức lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập hoặc không thành lập, với hình thức phù hợp yêu cầu, quy mô, tính chất của cơ quan, doanh nghiệp.

Chức năng của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp là gì?

Tại Điều 9 của Nghị định quy định như sau:
1. Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.