Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC mới năm 2022

23/11/2022
Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC mới năm 2022
477
Views

Gói thầu hỗ hợp được hiểu là gói thầu gồm thiết kế và xây lắp (EC), thiết kế và cung cấp hàng hoá (EP), cung cấp hàng hoá và xây lắp (PC), thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp, lập dự án, thiết kế và cung cấp hàng hoá, xây lắp (chìa khoá trao tay). Vậy pháp luật quy định về điều kiện tham gia gói thầu hỗn hợp như thế nào? Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viét dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Gói thầu hỗn hợp là gì?

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án. Theo đó, có thể hiểu gói thầu gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án khác nhau hoặc khối lượng mua sắm trong một lần, một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên hay mua sắm tập trung.

Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC), lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay). (theo Điều 4 Luật Đấu thầu)

Quy định điều kiện tham gia gói thầu hỗn hợp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, điều kiện tham gia gói thầu hỗn hợp như sau:

– Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

– Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu;

+ Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

+ Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

– Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

– Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

+ Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Hạn mức gói thầu quy mô nhỏ với gói thầu hỗn hợp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định về hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ như sau:

“Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.”

Theo đó, với gói thầu hỗn hợp thì hạn mức gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Quy trình đấu thầu gói thầu hỗn hợp

Quy trình đấu thầu được thực hiện qua bốn giai đoạn đó chính là: giai đoạn chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1, Đấu thầu giai đoạn 1, chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 2 và đấu thầu giai đoạn 2. Các giai đoạn đấu thầu gói thầu hỗn hợp được thực hiện như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1

Ở giai đoạn này thì trình tự thực hiện theo Điều 44 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Lựa chọn danh sách ngắn (nếu có)

Trên cơ sở tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP chủ đầu tiến hành thực hiện trình tự thủ tục đối với trường hợp trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu nêu có lựa chọn danh sách ngắn.

Bước 2. Lựa chọn đơn vị lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

Nếu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt có gói thầu Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện, nếu không thì chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện.

Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC mới năm 2022
Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC mới năm 2022

– Trường hợp thuê tư vấn thực hiện thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn theo hình thức chỉ định thầu rút gọn (gói thầu ≤ 500 triệu đồng).

– Trường hợp hồ sơ phải đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện thì cá nhân được giao trực tiếp.

Bước 3. Lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

– Đơn vị lập hồ sơ tiền hành lập hồ sơ mời thầu

– Sau khi lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt, hồ sơ trình theo Khoản 1 Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bước 4. Lựa chọn đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

– Nếu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt có gói thầu Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để thực hiện, nếu không thì chủ đầu tư/bên mời thầu trực tiếp thực hiện

– Thành viên Tổ thẩm định phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT

Bước 5. Thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

– Trình tự thực hiện như sau:

+ Từng thành viên thẩm định lập Bản cam kết trước khi thực hiện thẩm định

+ Theo nhiệm vụ được phân công, các thành viên tiến hành thẩm định các nội dung theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

+ Sau khi thẩm định xong, Tổ thẩm định (hoặc đơn vị tư vấn thẩm định) lập Báo cáo thẩm định trình chủ đầu tư

– Thời gian thẩm định: ≤ 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (theo Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT điều 3)

Bước 6. Phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

– Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu (theo Luật Đấu thầu điều 74 khoản 1 điểm c)

+ Căn cứ phê duyệt gồm: Tờ trình của bên mời thầu, Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu

+ Mẫu Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu

– Thời gian phê duyệt: ≤ 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định (theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm i)

Thứ hai, tổ chức đấu thầu giai đoạn 1

Trình tự thực hiện theo Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Bước 1. Thông báo mời thầu giai đoạn 1

– Nội dung thực hiện theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

– Theo Khoản 1 Điều 24 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT: Chi phí đăng tải thông báo mời thầu là 330.000 đồng

Bước 2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

– Thực hiện theo Khoản 2 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Bước 3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu giai đoạn 1

Nội dung thực hiện theo Khoản 3 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu

– Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu theo Điểm b và d Khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

– Trường hợp cần sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp thì nhà thầu thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bước 4. Đóng thầu giai đoạn 1

Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu thực hiện như sau:

– Đóng thầu

– Xử lý tình huống (nếu có)

Bước 5. Mở thầu giai đoạn 1

Bên mời thầu thực hiện như sau:

– Trên cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP tiến hành mở thầu trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu

– Mở từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 4 điểm b:

– Ký xác nhận vào bản gốc các tài liệu của từng hồ sơ theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 4 điểm d

– Lập Biên bản mở thầu, cùng các nhà thầu tham dự lễ mở thầu ký xác nhận và gửi Biên bản cho các nhà thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 4 điểm c)

Bước 6. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn 1

Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 45 khoản 5

– Thành lập Tổ chuyên gia

– Lập Bản cam kết của thành viên tổ chuyên gia

– Xem xét, trao đổi về hồ sơ dự thầu

Thứ ba, chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 2

Bước 1. Lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

Nội dung thực hiện theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

– Đơn vị lập hồ sơ tổng hợp các nội dung đã trao đổi với từng nhà thầu trong giai đoạn 1 để lập Hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

– Sau khi lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt, hồ sơ trình theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 105 khoản 1

Bước 2. Thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 2 điểm a

Bước 3.  Phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 2 điểm b

– Theo Luật Đấu thầu điều 74 khoản 1 điểm c: Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu.

– Thời gian phê duyệt: ≤ 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định (theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm i)

Thứ tư, tổ chức đấu thầu giai đoạn 2

Bước 1. Thông báo mời thầu giai đoạn 2

– Bên mời thầu thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 3 điểm a  về viêc gửi thư mời thầu mời các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 1. Theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm b thời gian gửi thư mời thầu phải trước thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu ít nhất 03 ngày làm việc

– Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia

Bước 2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

– Thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 3 điểm a

Bước 3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu giai đoạn 2

Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 3 điểm b

Bước 4. Đóng thầu giai đoạn 2

Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu thực hiện như sau:

– Đóng thầu

– Xử lý tình huống (nếu có)

Bước 5. Mở thầu giai đoạn 2

Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 46 khoản 4 như sau:

– Trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu (theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm a), bên mời thầu tiến hành thực hiện:

+ Mở từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm b

+ Ký xác nhận vào bản gốc các tài liệu của từng hồ sơ theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 14 khoản 4 điểm d 

Bước 6. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2

Nội dung thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 47

– Lập Bản cam kết của thành viên tổ chuyên gia

– Tiến hành đánh giá

– Xử lý các tình huống trong quá trình đánh giá

– Giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong quá trình đánh giá (nếu có)

Bước 7. Thương thảo hợp đồng

– Trình tự thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 47 khoản 4

Bước 8. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

– Trình tự thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 48 khoản 1

Bước 9. Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có)

Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì trình tự thực hiện theo Luật Đấu thầu điều 92 khoản 2 như sau:

– Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư

– Khi nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, chủ đầu tư xem xét xử lý trong vòng 07 ngày làm việc như sau:

– Nếu không nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư thì nhà thầu thực hiện

– Sau khi nhận được văn bản của nhà thầu, Hội đồng tư vấn xem xét xử lý trong vòng 20 ngày

– Căn cứ báo cáo của Hội đồng tư vấn, người quyết định đầu tư ban hành văn bản giải quyết kiến nghị trong vóng 05 ngày làm việc

Bước 10. Ký kết hợp đồng

– Căn cứ thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu trúng thầu tiến hành hoàn thiện, ký hợp đồng và gửi cho bên mời thầu

– Sau khi nhận được hợp đồng do nhà thầu trúng thầu đã hoàn thiện và ký, bên mời thầu kiểm tra trước khi trình chủ đầu tư ký kết hợp đồng

Bước 11. Lưu trữ hồ sơ lựa chọn nhà thầu

Chủ đầu tư thực hiện theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP điều 10 như sau:

– Trường hợp lựa chọn được nhà thầu

– Trường hợp hủy thầu: các hồ sơ liên quan được lưu trong 12 tháng kể từ ngày hủy thầu

Tải xuống mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu hỗn hợp PC mới năm 2022″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Gói thầu hỗn hợp có đấu thầu qua online được không?

Căn cứ vào Điều 29 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư; để xác định gói thầu hỗn hợp có thể đấu thầu qua mạng được hay không. Việc đấu thầu qua mạng được các bên có thẩm quyền tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể. Theo đó thì tùy thuộc vào hạn mức gói thầu mà gói thầu đó; có thể đấu thầu qua mạng được hay không. Tuy nhiên theo như quy định thì các loại gói thầu có tính chất đặc thì như gói thầu hỗn hợp, gói thầu chia làm nhiều phần,….thì chưa thể áp dụng đấu thầu qua mạng.

Pháp luật quy định về hồ sơ mời thầu như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu được sử dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, nó bao gồm các yêu cầu của một dự án, gói thầu, và làm căn cứ để nhà đầu tư, nhà thầu dựa vào đó để chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với những gói thầu phù hợp với doanh nghiệp mình. Hồ sơ mời thầu cũng chính là căn cứ để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đem đến sự lựa chọn phù hợp đối với nhà thầu, nhà đầu tư. 

Quy trình lập hồ sơ mời thầu qua mạng được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Bước 3: Đánh giá E-HSDT và xếp hạng nhà thầu
Bước 4: Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.