Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký xử lý thế nào?

27/10/2023
Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký thì kê khai khi nào?
176
Views

Hiện nay, các doanh nghiệp hầu như đã sử dụng hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử sẽ có những thông tin gần như giống với hóa đơn in giấy trước đó. Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như khách hàng vì tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức di chuyển, chờ đợi xuất hóa đơn và một số ưu điểm khác. Tuy nhiên, việc xuất hóa đơn điện tử cũng có một số sai sót giống như xuất hóa đơn giấy, chẳng hạn như mã cơ quan thuế cấp không trùng ngày ký hóa đơn. Vậy ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký thì kê khai khi nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được giải đáp thắc mắc nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn quen thuộc đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Xuất hóa đơn điện tử cũng giống như hóa đơn giấy trước đó, vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật về nguyên tắc xuất hóa đơn. Dưới đây là quy định pháp luật về mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:

Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:

  • Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

  • Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Có những loại hóa đơn nào hiện nay?

Như chúng ta đã biết, hóa đơn có nhiều loại. Hiện nay, theo quy định pháp luật, có khoảng 7 loại hóa đơn. Trong những hóa đơn luật định, có nhiều loại hóa đơn chúng ta sẽ rất thường gặp trong cuộc sống, chẳng hạn như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn điện tử, tem, vé điện tử,… Dưới đây là quy định pháp luật về các loại hóa đơn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Điều 8. Loại hóa đơn

Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài,trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

3. Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);

b) Tài sản kết cấu hạ tầng;

c) Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

đ) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

e) Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

g) Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.

4. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

5. Các loại hóa đơn khác, gồm:

a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;

b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

7. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định này tham khảo trong quá trình thực hiện.”

Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký thì kê khai khi nào?
Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký thì kê khai khi nào?

Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký thì kê khai khi nào?

Theo quy định pháp luật, trên hóa đơn điện tử cũng có những thông tin cơ bản như hóa đơn giấy, trong đó có mã cơ quan thuế cấp. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều hóa đơn khi xuất có ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký. Cũng chính vì thế có nhiều doanh nghiệp không biết kê khai như thế nào. Dưới đây là quy định về hướng xử lý khi gặp tình trạng này.

Kê khai với cơ quan thuế áp dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện các công việc kinh doanh, dịch vụ đất đai, chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư, đều phải báo cáo với đơn vi thuế khi tạo ra thu nhập.

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”

Ngoài ra, cũng theo Công văn 1586/TCT-CS năm 2023 về khai thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn điện tử của người bán có hướng dẫn:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ:

– Người bán thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn;

– Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.”

Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ.

Người bán sẽ thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn. Còn người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thế Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Ngày cấp mã cơ quan thuế không trùng ngày ký thì kê khai khi nào? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Kê khai hóa đơn ngày lập và ngày ký khác nhau thế nào?

Bên bán thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo ngày lập hóa đơn, bên mua thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo ngày ký.
Căn cứ khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020, Công văn 1586/TCT-CS ngày 04/5/2023 của Tổng cục Thuế, người bán sẽ thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn.
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khoản 7 Điều 3 khoản 8, khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là phải có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Mà hóa đơn hợp pháp là hóa đơn có đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020.
Đối chiếu với khoản 8, khoản 9 Điều 10 Nghị định này, ngày lập và ngày ký là những chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn, tức là, phải có ngày ký thì hóa đơn đầu vào mới được xác định là hóa đơn hợp pháp, lúc này bên mua mới được kê khai thuế.
Như vậy:
– Bên bán sẽ kê khai theo ngày lập.
– Bên mua sẽ kê khai theo ngày ký.

Hóa đơn đặt in là gì?

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.
Theo như các quy định trên thì hóa đơn được dùng để ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn có 02 dạng là hóa đơn điện tử và hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Còn chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận các thông tin về khoản thuế được khẩu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí.
Theo đó thì hóa đơn chúng là một dạng chứng từ kế tóan do tổ chức, cá nhân buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập ra.
Như vậy, điểm khác nhau giữ hóa đơn và chứng từ là hóa đơn dùng để ghi nhận thông tin bán hàng còn chứng từ dùng để ghi nhận thông tin thuế được khấu trừ, các khoản phí và lệ phí đã đóng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.