Ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp nào?

26/09/2021
Ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp nào?
773
Views

Ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp nào?

Chào Luật sư. Vợ chồng tôi có vay vốn ngân hàng để làm ăn nhưng do làm ăn thua lỗ nên không có khả năng trả nợ. Khi vay, tôi đã thế chấp căn hộ chung cư của tôi ở đường Cầu Giấy. Vậy, trường hợp của tôi có bị phát mại tài sản thế chấp không? Ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp nào? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Tài sản thế chấp là gì?

Tài sản thế chấp là tài sản được dùng làm tài tài sản bảo đảm trong các hợp đồng vay thế chấp. Tài sản được dùng để thế chấp có thể là vật; quyền tài sản; giấy tờ có giá; có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, đối với các tài sản đang cho thuê; cho mượn cũng được dùng để thế chấp. Nhưng tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là quá trình mà ngân hàng hoặc đơn vị đứng ra cho khách hàng vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm của bạn công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà khách hàng không có khả năng chi trả.

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

Khi giao kết hợp đồng thế chấp, thường ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo; Nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại tài sản theo quy định.

Khi nào ngân hàng có quyền phát mại tài sản?

Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ; vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông qua các phương thức theo Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá; trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trình tự, thủ tục phát mại phát mại tài sản

Bước 1: Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

Bên xử lý tài sản sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho các bên cùng nhận. Theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch đảm bảo bao gồm những nội dung chủ yếu bao gồm:

  • Văn bản phải nêu rõ lý do tài sản bị xử lý;
  • Mô tả các thông tin về tài sản;
  • Các nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Các thông tin về địa điểm xử lý tài sản và thời gian; phương thức xử lý.

Bước 2: Định giá tài sản

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản hoặc bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá trị của tài sản. Trong quá trình định giá phải đảm bảo được tính khách quan; phù hợp với giá thị trường.

Bước 3: Bán tài sản

Vào trước thời điểm xử lý tài sản mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh thì có quyền nhận lại tài sản đó; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản trước khi xử lý.

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản đảm bảo hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì các tài sản này được bán đấu giá. Số tiền thu được từ việc xử lý khi phát mại quyền sử dụng đất được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bao gồm những nội dung như sau:

  • Tên tài sản; nơi có tài sản đấu giá;
  • Tên của tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;
  • Thời gian đấu giá; địa điểm đấu giá tài sản;
  • Thời gian và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá;
  • Điều kiện; cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
  • Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước.

Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại

Số tiền thu được có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản hồ sơ; thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được các bên thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định; sự thỏa thuận của các bên.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản; thu giữ và xử lý nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản đảm bảo thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm; các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản.

Trường hợp số tiền nhận được từ việc xử lý tài sản đảm bảo sau khi thanh toán cho các chi phí thu giữ các tài sản; quá trình bảo quản; xử lý các tài sản thế chấp lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền sau khi có được nếu chênh lệch phải được trả cho người có tài sản còn lại nếu có.

Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế sở hữu sau khi xử lý tài sản đảm bảo

Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu; sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản thì hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.

Sau đó thì người nhận chuyển quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản đó được văn phòng đăng ký đất đai các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản cho người sử dụng đất theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên vay. Cụ thể, việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản chấm dứt khi nào?

Theo quy định tại điều 327 Bộ luật dân sự 2015:
Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ; thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý;
4. Theo thỏa thuận của các bên.

Những tài sản không thể dùng để thế chấp ngân hàng?

Các tài sản mà nhà nước quy định cấm kinh doanh; mua bán; chuyển nhượng.
Tài sản đang còn tranh chấp.
Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người thế chấp; cầm cố; bảo lãnh.
Tài sản đi thuê; đi mượn.
Tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ; niêm phong; phong toả; tài sản đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
Tài sản đang thế chấp; cầm cố hoặc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác.
Tài sản khó cất giữ; bảo quản; kiểm định; đánh giá.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận