Ngâm rượu cần sa có bị phạt không theo quy định mới năm 2022?

23/07/2022
Ngâm rượu cần sa có bị phạt không theo quy định mới năm 2022?
1002
Views

Chào luật sư! Chồng em có ngâm rượu cần sa để uống cho khỏe. Nhà em thì không trồng cây cần sa; nhưng nhà một người bạn ở quê thì có nên đã gửi biếu một ít để chồng em ngâm rượu. Em biết rằng sử dụng ma túy; hút cần sa thì bị phạt. Vậy luật sư cho em hỏi là ngâm rượu cần sa có bị phạt không? Em xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Ngâm rượu cần sa có bị phạt không theo quy định mới năm 2022? như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cần sa là gì?

Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC thấm vào máu qua thành phổi; hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó; máu chuyển THC lên não; và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.

Cách chế biến loại rượu này khá đơn giản; có hai loại ngâm khô và ngâm tươi. Rượu ngâm tươi cây cần sa được phơi héo; rửa qua rượu rồi ngâm thẳng vào bình với rượu ngô men lá; hoặc loại rượu khác. Sau một tuần; nước rượu chuyển sang màu nâu sậm là có thể uống được.

Loại rượu này được đồn thổi có công dụng như thuốc giảm đau; chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới… nên được nhiều người tìm mua.

Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác; có chứa chất ma túy quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi; bổ sung năm 2017) là hành vi gieo trồng; chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chủ thể không trồng mà chỉ mua về và ngâm rượu thì theo quy định có bị xử phạt không?

Các hành vi bị nghiêm cấm

Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  • 1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
  • 2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
  • 3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
  • 4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.
  • 5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
  • 6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
  • 7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
  • 8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
  • 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
  • 10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
  • 11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
  • 12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.

Như vậy; căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên; thì cây cần sa là một loại cây có chứa chất ma túy; mọi hành vi sử dụng cần sa trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Ngâm rượu cần sa có bị phạt không?

Như đã phân tích ở trên; ngâm rượu cần sa có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây cần sa ngâm trong rượu; liều lượng rượu ngâm sử dụng; thì người sử dụng có nguy cơ nghiện ma túy càng cao. Người ngâm rượu cần sa có thể bị xử phạt với một số lỗi như sau:

Ngâm rượu cần sa có bị phạt không theo quy định mới năm 2022?
Ngâm rượu cần sa có bị phạt không theo quy định mới năm 2022?

Lỗi sử dụng trái phép chất ma túy

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định như sau:

Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng; chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy; nếu người nào có hành vi uống rượu ngâm cây cần sa; và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Lỗi tàng trữ trái phép chất ma túy

Hơn nữa; nếu cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu ngâm cần sa có chứa chất ma túy; người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái pháp chất ma tuý; với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Thậm chí tùy theo số lượng; hàm lượng ma túy có trong rượu; còn thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; theo Điều 249 Bộ luật hình sự.

  • Tàng trữ trái phép không nhằm mục đích mua bán; vận chuyển; sản xuất trái phép chất ma túy: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 05 kg đến dưới 50 kg Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 01 kg đến dưới 10 kg; thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm;
  • Phạt tù từ 05 đến 10 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 50 kg đến dưới 200 kg; Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg;
  • Phạt tù từ 10 đến 15 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 200 kg đến dưới 600 kg; Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 50 kg đến dưới 150 kg;
  • Phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng 600 kg trở lên; Quả thuốc phiện tươi khối lượng 150 kg trở lên.

Trồng cần sa bị xử phạt như thế nào?

Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ khoản 3, khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi trồng cây cần sa như sau:

3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy…

4.Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
  • Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ hai, xử lý hình sự 

Theo đó, khi trường hợp đủ các điều kiện nêu trên, thì hành vi trồng cần sa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo Điều 247 Bộ luật Hình sự về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

“Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy 

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Như vậy;Ngâm rượu cần sa có bị phạt không nếu hành vi trồng cần sa thuộc một trong các trường hợp trên; tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lí vi phạm hành chính; hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Ngâm rượu cần sa có bị phạt không theo quy định mới năm 2022? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, đổi tên giấy khai sinh; muốn đổi tên cho con trong giấy khai sinh …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lôi kéo người khác sử dụng ma túy có bị đi tù không?

Lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Giao hàng mà không biết đó là ma túy có phạm tội không?

Người thực hiện phải cố ý, biết rõ mình đang vận chuyển mà túy hoặc bắt buộc phải biết thì mới bị truy cứu hình sự . Trong trường hợp giao hàng mà không biết đó là ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Người giao hàng cần chứng minh được bản thân không biết gói hàng là ma túy; thực tế xảy ra những trường hợp như vậy rất khó chứng minh.

Lái xe sử dụng ma túy có bị tạm giữ phương tiện không?

Căn cứ Điểm h Khoản 11 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông mà trong cơ thể có chất ma túy; sẽ bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng; và Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.