Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

26/05/2022
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
466
Views

Chào Luật sư, hôm qua con trai tôi đạp xe đạp gây thiệt hại tài sản cho nhà hàng xóm. Cháu chỉ mới có 14 tuổi thì chịu trách nhiệm bồi thường được hay chưa. Tôi nghĩ còn tôi còn nhỏ thì không cần bồi thường vì cháu có biết gì đâu. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều vấn đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật của các chủ thể. Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào? Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; 

Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; uy tín; tài sản; quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, quy định 

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; uy tín; tài sản; quyền; lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu; người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

Như vậy; căn cứ theo quy định trên; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

  • Có thiệt hại xảy ra
  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
  • Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015; năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:

– Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha; mẹ thì cha; mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; 

Nếu tài sản của cha; mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu; trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha; mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

– Người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;

Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Căn cứ theo Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. 

– Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; 

– Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay thế nào?

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tạm ngừng kinh doanh; Xin giấy phép bay Flycamcấp bản sao trích lục kết hôn…. của Luật Sư , hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Con gây ra thiệt hại cha mẹ có phải bồi thường không?

Đối với người dưới 18 tuổi gây thiệt hại, cha mẹ người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người đố gây ra.

Thời hạn bồi thường thiệt hại là bao lâu theo quy định?

Thời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. Thời hạn được bồi thường xác định trên cơ sở khả năng người bị thiệt hại có tạo được thu nhập hay không sau khi đã ổn định sức khỏe và người được cấp dưỡng còn cần phải cấp dưỡng hay không  căn cứ vào khả năng lao động của họ để xác định thời hạn được hưởng.

Người từ bao nhiêu tuổi thì tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự chịu bồi thường”. Người gây thiệt hại đã đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự thì chính họ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.