Như chúng ta đã biết, người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong rất nhiều trường hợp, có thể là gian lận vì lợi ích cá nhân, có thể là vì nể nang mà cho mượn hồ sơ để xin việc,… dẫn đến xuất hiện tình trạng đóng trùng BHXH. Vậy mượn Mượn hồ sơ đóng bảo hiểm trùng nhau giải quyết như thế nào? Luật sư X xin tư vấn giải quyết vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP
- Công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013
Nội dung tư vấn
BHXH là gì?
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:
Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Có được phép mượn hồ sơ để đóng BHXH không?
Căn cứ quy định tại Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Tại khoản 4 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, gồm:
Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Việc bạn tồn tại hai sổ bảo hiểm ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở hai công ty khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Bởi theo quy định tại khoản 3 Công văn 3663/BHXH-THU, khi giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, mà qua quá trình tra cứu chứng minh nhân dân, rà soát dữ liệu mà phát hiện có hai sổ bảo hiểm xã hội mang thông tin cá nhân của bạn thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả lại hồ sơ mà chưa giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, pháp luật không cho phép việc mượn hay cho mượn hồ sơ để xin việc hay đóng BHXH vì điều này vừa ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân vừa ảnh hưởng đến công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi mượn hồ sơ sẽ bị xử lý như sau:
Khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động đi mượn hồ sơ để xin việc, đóng BHXH sẽ phải nộp phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Mượn hồ sơ đóng BHXH trùng nhau giải quyết như thế nào?
Giải quyết trường hợp này, tại khoản 8 Mục II Công văn 3663/BHXH-THU có quy định về việc khi phát hiện việc tồn tại hai sổ bảo hiểm xã hội mang thông tin nhân thân của bạn do việc bạn cho người khác mượn chứng minh nhân dân, hồ sơ đi làm thì để có thể giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho bạn, cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh hồ sơ bảo hiểm xã hội về nhân thân đúng với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thực tế.
Trước tiên, người mượn hồ sơ phải đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (nơi làm việc) để trình báo về việc đi mượn hồ sơ của người khác. Sau đó thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh thông tin về nhân thân trên sổ bảo hiểm xã hội khi mượn hồ sơ, mượn chứng minh nhân dân đi làm được xác định theo quy định tại khoản 7 Mục II Công văn 3663/BHXH – THU.
Trường hợp liên lạc được với người mượn hồ sơ
Theo quy định tại khoản 7.1 Công văn 3663/BHXH-THU:
Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.
NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO)
Như vậy, khi người lao động có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ, người lao động sẽ phải làm theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH.
Trước tiên, người muộn hồ sơ sẽ phải nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, với mức phạt như đã phân tích ở trên.
Sau đó, người lao động phải nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO) cho cơ quan BHXH.
Để điều chỉnh nhân thân do mượn tên, người lao động cần làm một bộ hồ sơ được quy định trong Phiếu giao nhận hồ sơ điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO) như sau:
- Đơn đề nghị của người mượn hồ sơ: nêu rõ lý do mượn hồ sơ (mẫu D01-TS);
- Giấy cam đoan của người cho mượn hồ sơ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu 02-GCĐ/SBH);
- Tờ khai tham gia BHXH cũ để thu hồi (02 bản);
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT mới (mẫu TK1-TS, 01 bản);
- Sổ BHXH (mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH;
- Các trang tờ rời sổ BHXH;
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.
Khi thực hiện thủ tục điều chỉnh nhân thân do mượn tên, người lao động sẽ không phải chi trả thêm chi phí nào khác.
Trường hợp liên lạc được với người mượn hồ sơ
Theo quy định tại khoản 7.2 Công văn 3663/BHXH-THU:
Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì:
Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
Nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ (304/…/SO).
Như vậy, người lao động cho mượn hồ sơ khi không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì sẽ phải viết đơn đề nghị theo mẫu D01-TS trình bày rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ và không liên lạc được với người mượn hồ sơ. Đồng thời cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
Chủ thể nộp hồ sơ theo Phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ (304/…/SO):
- Đối với người đang tham gia BHXH thì đơn vị nơi đang tham gia nộp hồ sơ.
- Đối với người đã nghỉ việc thì đơn vị nơi tham gia cuối cùng trước khi nghỉ việc nộp hồ sơ.
- Trường hợp đơn vị đã giải thể thì đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp nộp, nếu không có đơn vị quản lý cấp trên thì người lao động nộp cho cơ quan BHXH nơi tham gia cuối cùng trước khi giải thể (khi lập hồ sơ bỏ điểm 1 điểm 2).
Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
- Công văn đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS)
- Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT (mẫu D07-TS, 03 bản)
- Đơn của người lao động đề nghị chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ BHXH về một sổ BHXH (mẫu D01-TS)
- Chứng minh nhân dân (Bản sao)
- Sổ BHXH gốc, các sổ BHXH khác kèm đầy đủ các tờ rời và mẫu 07/SBH (nếu có)
- Thẻ BHYT cũ còn thời hạn sử dụng (nếu có)
Ngoài ra, khi làm thủ tục này thì người lao động sẽ không phải trả bất kỳ chi phí gì.
Có thể bạn quan tâm:
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH xin ở đâu năm 2022?
- Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
- Những thông tin cần biết về bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mượn hồ sơ đóng BHXH trùng nhau giải quyết như thế nào? “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ công chứng ủy quyền tại nhà, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép sàn thương mại điện tử, thủ tục tặng cho nhà đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ thì thực hiện theo hướng dẫn trên: viết đơn đề nghị và nộp hồ sơ giải quyết. Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT, TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động có thể được cấp lại sổ khi bị mất hay hỏng.
Hiện nay, để tra cứu số Sổ BHXH, người dùng có thể truy cập vào đường link:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Người lao động nhập đầy đủ, chính xác thông tin rồi nhấn tra cứu. Hệ thống sẽ trả về kết quả mã số BHXH của người tham gia cùng các thông tin liên quan như họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ, địa chỉ…