Mức xử phạt khi đốt pháo trái phép hiện nay

29/11/2021
Mức xử phạt khi đốt pháo trái phép hiện nay
492
Views

Từ lâu đời, đối với các dịp lễ hội hay kể cả trong đời sống nhiều người đều thích sử dụng pháo để tạo nên những âm thanh sống động và tăng thêm không khí vui vẻ của mỗi dịp lễ, cuộc chơi. Hiện nay, nhiều người vẫn thắc mắc rằng có phải ai cũng có thể tự ý đốt pháo không? Pháp luật có nghiêm cấm hành vi đốt pháo?

Bên cạnh đó, cũng có những thắc mắc liên quan đến các vấn đề như “Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?” hoặc “Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân“. Tuy nhiên, qua bài viết này, Luật sư 247 muốn giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về quy định xử phạt hiện nay đối với hành vi đốt pháo trái phép.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nghị định số 137/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm các loại pháo

Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP định nghĩa chung về pháo, phân loại pháo, bao gồm:

Pháo và pháo nổ

  • Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và pháo hoa.
  • Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ.

Pháp hoa và pháo hoa nổ

  • Pháo hoa nổ là sản phẩm được được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
  • Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Các hành vi bị nghiêm cấm về các loại pháo

– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc BQP được TTCP giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.

– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu; tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

– Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam; hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

– Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ; hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

– Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

– Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất; sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

– Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu; hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Đốt pháo trái phép bị phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Chính vì vậy, khi cá nhân chưa đủ tuổi hoặc tổ chức đốt pháo; hoặc đốt pháo ở những nơi không được phép mua,… thì có thể bị phạt lên đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, khi có pháo để đốt trái phép; hầu hết người mua sẽ vi phạm thêm quy định: tàng trữ, mua pháo, thuốc pháo… nên có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này lên đến 10 triệu đồng nữa. Tổng hợp mức phạt lên đến 12 triệu đồng.

Về hình phạt bổ sung, người đốt pháo trái phép sẽ bị tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Mức xử phạt khi đốt pháo trái phép hiện nay“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Có thể quan tâm:

Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Nguyên tắc của việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo?

Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức xử phạt cao nhất đối với hành vi đốt pháo trái phép là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt cao nhất khi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháp và đồ chơi nguy hiểm bị cấm tối đa là 40.000.000 đồng và cùng các hình phạt bổ sung như tịch thu, tiêu hủy tang vật,…

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị bao gồm:
– Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa, thuốc pháo hoa, phương tiện vận chuyển;
– Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.

Quy định của pháp luật về sử dụng pháo hoa đối với cơ quan, cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

– Được sử dụng pháo hoa trong các TH: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,… và trong hoạt động VHNT
– Khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận