Mức phạt tội môi giới hối lộ năm 2022

24/08/2022
Mức phạt tội môi giới hối lộ năm 2022
401
Views

Thời gian những năm gần đây, việc đưa và nhận hối lộ giữa các cơ quan, tổ chức là vấn đề nhức nhối, xã hội lên án hành vi này. Tội môi giới hối lộ được hiểu là như thế nào? Mức phạt tội môi giới hối lộ hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Môi giới hối lộ là gì?

Môi giới có thế hiểu là hành vi trung gian tạo cầu nối giữa các bên gặp mặt, đàm phán. Bên môi giới khi hoàn thành công việc sẽ được nhận thù lao môi giới với bên cần môi giới. Đối với môi giới hối lộ có thể được hiểu như sau:

  • Tìm kiếm đầu mối, giới thiệu bên nhận hối lộ với bên đưa hối lộ.
  • Tạo điều kiện cho bên đưa và nhận hối lộ tiếp xúc, trao đổi với nhau.
  • Là cầu nối trung gian, truyền tin giữa bên nhận và bên đưa hối lộ.
  • Chuẩn bị, thu xếp địa điểm tiến hành công việc hối lộ.

Hành vi môi giới hối lộ cũng giống như các hoạt động môi giới thông thường về phương thức tiến hành. Tuy nhiên, hành vi môi giới hối lộ là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị.

Mức phạt tội môi giới hối lộ như thế nào?

Người có hành vi môi giới hối lộ mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cụ thể như sau:

– Khung 1:

Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Lợi ích phi vật chất.

– Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

Mức phạt tội môi giới hối lộ
Mức phạt tội môi giới hối lộ

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Khung 3:

Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

– Khung 4:

Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

– Hình phạt bồ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

– Lưu ý:

+ Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

+ Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định trên.

 Mức phạt hành chính hành vi môi giới hối lộ

Điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

Xử lý kỷ luật với hành vi môi giới hối lộ như thế nào?

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

– Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

– Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

(Khoản 4 Điều 8, khoản 5 Điều 16, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Sự khác nhau giữa tội tham ô và tội nhận hối lộ

STTTiêu chíTội tham ôTội nhận hối lộ
1Căn cứ pháp lýĐiều 353 Bộ luật Hình sự 2015Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015
2Khái niệmLà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lýLà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
3Đối tượngTài sản mình có trách nhiệm quản lýTài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa
4Mục đíchChiếm đoạt tài sảnLàm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
5Ý thức – Lỗi của người phạm tộiTự bản thân người đó cố ý thực hiệnTrực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Nộp lại số tiền đã nhận hối lộ có còn bị tử hình?

Hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng với các người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tham nhũng, ma túy…

Mặc dù đây là hình phạt nghiêm khắc nhất nhưng tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định: 

Không thi hành án tử hình với người bị kết án về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Khi đó, hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân.

Như vậy, căn cứ quy định trên, nếu người nào đã bị kết án với hình phạt cao nhất là tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện:

– Đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ;

– Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng để phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mức phạt tội môi giới hối lộ năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến lấy giấy chứng nhận độc thân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nhận hối lộ là gì?

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Cảnh sát giao thông nhận tiền của người vi phạm có phải là hành vi nhận hối lộ?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể để có thể nhận biết được hành vi của CSGT là hành vi nhận hối lộ hay là hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn dể chiếm đoạt tài sản của người khác.

Mặt khách quan của tội môi giới hối lộ là gì?

Hành vi bắt buộc phải là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Được biểu hiện thông qua việc người mối giới chuyển yêu cầu về của hối lộ của người nhận cho người đưa, ngược lại chuyển yêu cầu của người đưa cho người nhận, để họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, hoặc người môi giới tổ chức để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ gặp nhau và tự bàn bạc với nhau về nội dung hối lộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.