Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022

07/05/2022
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022
455
Views

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Chính sách bảo hiểm y tế do Nhà nước mà cụ thể là cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận, để qua đó, huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh nặng… Cùng Luật sư 247 tìm hiểu mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022 qua bài viết dưới đây.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022

Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình có mức đóng không cao, tuy nhiên, sẽ giảm gánh nặng chi phí đáng kể đối với những người ốm đau, bệnh tật hoặc không may bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo khi điều trị bệnh.

Trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp, người dân bị ảnh hưởng sinh kế nặng nề, việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là một “tấm khiên” trợ giúp đáng kể nếu người dân rơi vào hoàn cảnh không may bệnh tật.

Song song đó, người dân mua bảo hiểm y tế hộ gia đình còn được hưởng nhiều quyền lợi khác. Cụ thể, người tham gia được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia; được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc; được quỹ bảo hiểm y tế chi từ 80 – 100% chi phí khi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến huyện trong cả nước thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng. Còn đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú trái tuyến ở các bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước thì mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ được tăng từ 60% lên 100% đối với các đối tượng theo quy định.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gi đình hiện nay

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022 được quy định như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Hiện nay, quy định mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình 2022 cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đìnhMức đóng
Người thứ 167.050 đồng/tháng
Người thứ 246.935 đồng/tháng
Người thứ 340.230 đồng/tháng
Người thứ 433.250 đồng/tháng
Người thứ 526.820 đồng/tháng

Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ được thanh toán theo tỷ lệ như sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022
  • 100% chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám chữa bệnh tại tuyến xã;
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( thấp hơn 223.500 đồng/lần);
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8.940.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
  • 80% chi phí khám chữa bệnh đối với những trường hợp khác.

Trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được thanh toán theo tỉ lệ như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế).
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh

Lưu ý: Từ ngày 1-7-2021, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022

Những đối tượng sau sẽ được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định hiện nay:

– Người có tên trong sổ hộ khẩu, người có tên trong sổ tạm trú, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trừ những người đã tham gia bảo hiểm y tế thuộc các nhóm sau đây:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng

Lưu ý: Nếu đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo sổ hộ khẩu thì không tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo sổ tạm trú.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, xác nhận tình trạng độc thânxin hợp pháp hóa lãnh sự, thành lập công ty uy tín…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Những người thuộc hộ gia đình khi tham gia BHYT thì mức đóng BHYT được giảm trừ từ thành viên thứ hai là bao nhiêu?

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người thứ hai đóng bằng 70% của người thứ nhất.
Người thứ ba đóng bằng 60% của người thứ nhất.
Người thứ tư đóng bằng 50% của người thứ nhất.
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định nêu trên được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Mức phí đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình là bao nhiêu?

Tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng BHYT hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, nếu chỉ có một thành viên hộ gia đình tham gia BHYT hộ gia đình thì mức đóng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm bạn đăng ký tham gia.

Cách chuyển từ thẻ BHYT hộ gia đình sang thẻ BHYT doanh nghiệp đóng

Theo quy định, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng. Việc quy định tính thời gian liên tục để hưởng quyền lợi BHYT và quy định về thời gian gián đoạn tối đa không quá 03 tháng được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
Như vậy, trong trường hợp bạn tham gia liên tục 5 năm hoặc gián đoạn dưới 3 tháng (áp dụng từ ngày 01/01/2015) mà trên thẻ BHYT chưa ghi nhận đúng thời điểm 5 năm liên tục thì lập hồ sơ theo mẫu PGNHS 610, sau đó nộp cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để kiểm tra, cập nhật lại thời gian tham gia BHYT liên tục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.