Mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao?

27/08/2022
Mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao?
496
Views

Xin chào luật sư. Tôi hiện đang là công chức cấp xã sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy xin hỏi mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao? Cách xác định mức chi trả thu nhập tăng thêm như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Chi trả thu nhập tăng thêm là một trong các chính sách nhằm phát triển kinh tế thông qua việc khuyến khích hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi tiêu với những cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị quyết 03/2018/NĐ-HĐND TP Hồ Chí Minh quy định về vấn đề này trên cơ sở Nghị quyết số 54/2017/QH14 Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Vậy quy định về chi thủ nhập tăng thêm như thế nào? Các đối tượng, mức chi ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND
  • Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND

Thu nhập tăng thêm là gì?

Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Chi trả thu nhập tăng thêm là khoản chi thuộc Quỹ bổ sung thu nhập nhằm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm. Quỹ bổ sung thu nhập cũng nhằm bảo đảm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm tiếp theo nếu nguồn thu năm đó bị giảm.

Theo đó thu nhập tăng thêm được chi trả cho những cá nhân, bộ phận đơn vị có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao đủ điều kiện theo quy định nhằm khuyến khích hiệu suất làm việc của họ.

Quy định về chi thu nhập tăng thêm

Mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao?
Mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao?

Về việc chi thu nhập tăng thêm cần chú ý tới các vấn đề sau đây:

Đối tượng áp dụng

Theo Điều 2 Quyết định ban hành kèm Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND TP Hồ Chí Minh thì thu nhập tăng thêm sẽ được chi trả cho các đối tượng sau:

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ không chuyên trách ở cấp phường – xã, thị trấn được cấp có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Theo đó chi trả thu nhập tăng thêm được áp dụng đối với các đối tượng sau:

  • Viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật)
  • Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước)
  • Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm

Việc chi trả và mức chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cá nhân, cơ quan phụ thuộc vào kết quả công việc của đơn vị đó. Theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thì cứ đơn vị nào có hiệu suất công việc cao, tiết kiệm được chi phí, tạo nguồn thu cao cho đơn vị thì được hưởng mức thu nhập tăng thêm cao hơn.

Chi trả thu nhập tăng thêm của năm nào thì căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả công việc của năm đó và thực hiện chi trả sau khi có kết quả đánh giá hiệu quả công việc hàng quý, hàng năm của từng cán bộ, công chức, viên chức.

Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm.

Mức chi trả thu nhập tăng thêm

Mức chi trả thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào Quỹ bổ sung thu nhập của tổ chức, đồng thời việc xác định Quỹ bổ sung thu nhập cũng phụ thuộc vào loại đơn vị sự nghiệp công hay đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác.

Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND) quy định về mức chi trả thu nhập tăng thêm như sau:

Mức chi trả thu nhập tăng thêm

Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm giai đoạn 2018 – 2020 theo lộ trình như sau:

1. Năm 2018: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ). (Hệ số này nằm trong mức tối đa 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ theo quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội).

2. Năm 2019: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ). (Hệ số này nằm trong mức tối đa 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ theo quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội).

3. Từ năm 2020 đến hết thời gian thí điểm theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ)

Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 54/2017/QH14 quy định:

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

Chính phủ sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2020, tổng kết thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm.…”

Theo đó, mức chi trả thu nhập tăng thêm hiện nay cho đến hết năm 2022 được tính theo hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ)

Xác định khoản chi trả thu nhập tăng thêm như thế nào?

Để xác định được khoản chi trả thu nhập tăng thêm cần phải dựa vào nguồn Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong một năm. Công thức để xác định Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động như sau:

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Trong đó:

QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;

Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;

K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);

K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;

L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc).

Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mức chi trả thu nhập tăng thêm với công chức hiện nay được quy định ra sao?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức lương cơ sở với công chức hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó tại Điều 3 Nghị định này quy định như sau:
“Điều 3. Mức lương cơ sở

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”
Như vậy, mức lương cơ sở 2022 với công chức, viên chức là 1.490.000 đồng/tháng.

Chi trả thu nhập tăng thêm có áp dụng với Chủ tịch Hội phụ nữ xã không?

Theo Điều 2 Quyết định ban hành kèm Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND TP Hồ Chí Minh thì thu nhập tăng thêm sẽ được chi trả cho các đối tượng sau:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ không chuyên trách ở cấp phường – xã, thị trấn được cấp có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Trong đó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã là cán bộ. Do đó đây cũng là đối tượng được chi trả thu nhập tăng thêm.

Công chức tập sự có được chi trả thu nhập tăng thêm?

Theo khoản 1 Công văn 4634/UBND-VX năm 2019 về hướng dẫn thực hiện Quy định đánh giá, phân loại hàng quý (sửa đổi) đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định 3728/QĐ-UBND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành như sau:
Về đối tượng thụ hưởng:
Chấp thuận cho “người được tuyển dụng vào công chức, viên chức đang thực hiện chế độ tập sự” tiếp tục được hưởng chính sách chi thu nhập tăng thêm. Chưa xem xét cho đối tượng công chức, viên chức được cử đến làm việc tại các cơ quan không thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng khác chưa được đề cập trong Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND.
Theo đó thì đối tượng công chức tập sự và kể cả viên chức tập sự vẫn được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.