Xin chào Luật sư, dạo gần đây tôi mới chuyển đến nơi khác sống. Hàng xóm ở nơi ở mới của tôi có mở tiệm cầm đồ, thu mua đồ cũ. Khách hàng ra vào tiệm rất đông, việc làm ăn kinh doanh của hàng xóm của nhà tôi khá phát đạt. Tuy nhiên, vô tình tôi được biết rằng hàng xóm nhà tôi có mua đồ do người khác ăn trộm mà có. Thậm chí là hàng xóm tôi biết đó là đồ ăn trộm nhưng vẫn thu mua. Tôi muốn hỏi Luật sư, hàng xóm nhà tôi mua tài sản do người khác ăn trộm được thì bị xử lý ra sao?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Việc kinh doanh cầm đồ đã là một hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng có những bất cập. Nhiều người kinh doanh dịch vụ này móc nối với những tên trộm; tiêu thụ tài sản do ăn trộm mà có. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:
Tội tiêu thụ tài sản của người khác do phạm tội mà có theo quy định của pháp luật hiện hành?
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Khi nào thì bị khởi tố về hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp?
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật…..”
Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản như sau:
Chủ thể thực hiện tội phạm:
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Khách thể của tội phạm:
Tội này xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.
Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt thuộc một trong các trường hợp:
– Với những tài sản to lớn, cồng kềnh, người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi cất giữ;
– Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì mới hoàn thành;
– Ngoại lệ: tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm này được thực hiện bởi lỗi cố ý.
Mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc).
Như vậy, nếu hàng xóm nhà bạn biết đó là tài sản do ăn trộm mà có nhưng vẫn mua thì hàng xóm nhà bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản của người khác do phạm tội mà có. Trường hợp hàng xóm nhà bạn không biết vì một lý do nào đó (phụ thuộc vào việc điều tra của cơ quan Công an) thì hàng xóm nhà bạn sẽ không phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Hình phạt đối với tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có?
Tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Như vậy, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt với từng mức phạt tương ứng với giá trị tài sản tiêu thụ theo quy định trên.
Mời bạn xem thêm
- Giả phụ nữ để trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?
- Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?
- Thủ tục tố cáo cho vay nặng lãi được tiến hành như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mua tài sản do người khác ăn trộm được thì bị xử lý ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. (Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)
“Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua). (Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC)