Mua đất sau khi ly hôn như thế nào?

01/11/2022
Mua đất sau khi ly hôn thế nào?
372
Views

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Kể từ thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân, vợ và chồng sẽ không còn mối liên hệ nào với nhau, trừ trường hợp chưa giải quyết xong các vấn đề về con cái và tài sản. Vậy sau khy ly hôn, vợ hoặc chồng muốn mua đất sau khi ly hôn thì thủ tục như thế nào?

Cùng tìm hiểu về thủ tục mua đất sau khi ly hôn qua bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Mua đất sau khi ly hôn

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Do đó, kể từ khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. Sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, các giao dịch liên quan đến việc dùng tài sản cá nhân để thực hiện sẽ không có liên quan đến vợ hoặc chồng cũ.

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Theo đó, từ khi xác lập quyền sở hữu tài sản thì bạn đã tồn tại sở hữu chung vợ chồng cho nên khi chuyển nhượng phải có các giấy tờ tương tự chứng minh về sở hữu chung này để cung cấp đủ hồ sơ chuyển nhượng.  Trong trường hợp, bạn đã ly hôn như trình bày trên, bạn có thể cung cấp Bản án hoặc quyết định ly hôn để có căn cứ lập hợp đồng chuyển nhượng.

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mua đất sau khi ly hôn thế nào?
Mua đất sau khi ly hôn thế nào?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng đất khi có đủ 04 điều kiện sau:

Điều kiện 1: Có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013.

– Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền chuyển nhượng đất được thừa kế cho người khác.

Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

– Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được chuyển nhượng đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

– Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có điều kiện cấp giấy chứng nhận (chưa được cấp nhưng chỉ cần đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận).

Điều kiện 2: Đất không có tranh chấp

Điều kiện 3: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Điều kiện 4: Trong thời hạn sử dụng đất

Đây là thủ tục chung áp dụng cho các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thủ tục để sang tên giấy chứng nhận).

–  Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013).

Theo đó, khi mua bán đất thì phải làm thủ tục sang tên (thủ tục đăng ký biến động đất đai), nếu không thực hiện thủ tục sang tên thì về mặt pháp lý quyền sử dụng đất vẫn chưa được chuyển cho người mua (dễ xảy ra tranh chấp).

– Thủ tục mua bán đất đai diễn ra theo các bước sau: Đặt cọc (riêng bước này thì không bắt buộc), công chứng hợp đồng chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận. 

Phân chia tài sản là quyền sử dụng đất sau khi ly hôn

Theo Quyết định ly hôn của Tòa án, tài sản chung hai bên tự thỏa thuận, do vậy, vợ chồng cần phải lập văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, sau đó thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận này.

Theo quy định tại điểm đ, Khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của vợ và chồng phải đăng ký biến động đất đai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, sau khi lập văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có công chứng, bạn có nghĩa vụ phải đăng ký biến động đất đai và làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hai người thành một người.

Thủ tục sang tên nhà đất sau khi ly hôn

Trường hợp Tòa án phân chia tài sản là quyền sử dụng đất cho một bên vợ hoặc chồng có nghĩa là có sự thay đổi về người sử dụng đất theo bản án của Tòa án. Nên căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013, cần làm thủ tục đăng ký biến động đất đai để sang tên Giấy chứng nhận.

Theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thủ tục sang tên được thực hiện như sau:

* Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện nơi có căn nhà

* Hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

– Bản án của Tòa án

– CMND, Hộ khẩu của chị (bản sao chứng thực)

* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mua đất sau khi ly hôn thế nào?“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thành lập công ty con, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất; khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các khoản chi phí khi mua nhà?

– Thuế thu nhập cá nhân: Thuế phải nộp bằng 2% giá trị chuyển nhượng.
– Lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ phải nộp bằng 0.5% giá trị chuyển nhượng.
– Phí thẩm định hồ sơ (Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định).
Ngoài ra, trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải nộp thêm các khoản phí đo đạc khi tách thửa…

Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán bằng giấy tờ viết tay

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì có 02 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:
Trường hợp 1: Nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/01/2008;
Trường hợp 2: Nhận chuyển nhượng từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 và có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.
Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp các hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận khi chuyển nhượng bằng giấy tờ viết tay được thực hiện theo thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu.

Được mua bán nhà đất chưa có sổ trong các trường hợp nào?

Nhà đất khi chưa có sổ vẫn có thể được chuyển nhượng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013).
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế” (khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.