Mua bán ngoại tệ trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định

08/12/2021
Mua bán ngoại tệ trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định
2315
Views

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường; nhu cầu mua bán , trao dổi ngoại tệ của cá nhân, tổ chức ngày một tăng. Bên cạnh những tổ chức kinh doanh ngoại tệ hợp pháp; thì đâu đó vẫn còn những cá nhân, tổ chức mua bán ngoại tệ trái phép. Vậy hành vi Mua bán ngoại tệ trái phép bị xử phạt như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Thông tư 32/2013/TT-NHNN được ban hành ngày 26/13/2013

Thông tư 16/2015/TT-NHNN được ban hành ngày 19/10/2015

Ngoại tệ là gì?

“Ngoại” có nghĩa là ngoài; còn “tệ” có nghĩa là tiền. Ngoại tệ có nghĩa là đồng tiền của nước ngoài. Đồng tiền này không được ngân hàng trung ương của nước sở tại phát hành. Nhưng vẫn được dùng để thanh toán, lưu thông, mậu dịch trên toàn thế giới; hoặc cũng có thể cần đến sự can thiệp của đồng tiền thứ ba.

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu; và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN)

Đến năm 2019, có 26 nước có đơn vị tiền tệ gọi là đô la, trong đó đồng USD là phổ biến nhất.

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. (khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

Mua bán ngoại tệ tại Việt Nam như thế nào mới đúng luật?

Chỉ 17 trường hợp được phép sử dụng ngoại hối với những điều kiện cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.

Tại Việt Nam, việc quản lý, sử dụng ngoại tệ chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và các quy định khác có liên quan.

Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối; Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước; hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; (sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số số 16/2015/TT-NHNN ngày 19/10/2015) quy định; Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch; thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá; định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận; và các hình thức tương tự khác; (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận); của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối; trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

17 trường hợp được phép sử dụng ngoại hối

Theo Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung năm 2015); những trường hợp sau đây được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:

  • Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
  • Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định sau:

a) Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;

b) Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu.

Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.

b) Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.

Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:

a) Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

b) Trường hợp phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.

  • Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ; và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa. Ngoại tệ sử dụng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế.
  • Người cư trú là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế; tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ; và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Người cư trú là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên thực hiện theo quy định sau:

a) Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá; định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;

b) Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa; dịch vụ tại cảng biển quốc tế; khu cách ly tại sân bay quốc tế;

c) Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng; phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.

Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:

a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ; và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất; gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ; và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;

b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán; nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.

  • Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn; du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam; và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành; (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.
  • Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương; thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú; và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.
  • Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ; và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:

a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;

b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ; và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ; và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.

17. Đối với các trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí và các trường hợp cần thiết khác; tổ chức được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét; chấp thuận bằng văn bản căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp theo hồ sơ; trình tự, thủ tục quy định.

Việc sử dụng ngoại tệ tại vùng biên giới, là trường hợp đặc biệt. Điều 26 Pháp lệnh ngoại hối quy định về sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam như sau; Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ quy định này; theo Thông tư 19/2018/TT-NHNN ngày 28/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước; hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 12/10/2018); đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa; dịch vụ qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc của thương nhân là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY.

Mua bán ngoại tệ trái phép bị xử phạt như thế nào?

Phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua; bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.


Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
  • Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng; gây nhầm lẫn cho khách hàng;
  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ;
  • Không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  • Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  • Làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật;
  • Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài; vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật; trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan…

Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  • Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 USD trở lên; (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi

Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm

  • Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật;
  • Hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn; hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viets tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mua bán ngoại tệ trái phép bị xử phạt như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Địa điểm mua bán ngoại tệ?

1. Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt; thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt; thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép; phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn là gì?

Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn); là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam; hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn xác định tại ngày giao dịch.

Nghĩa vụ bán ngoại tệ là gì?

Nghĩa vụ bán ngoại tệ là việc Tổ chức phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép; số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp và số dư trên các tài khoản tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng được phép.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời