Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

08/12/2021
Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .
818
Views

Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. Biện pháp bảo đảm được nhiều tổ chức, cá nhân áp dụng. Tuy nhiên, lại không có nhiều người hiểu đầy đủ các quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm. Đặc biệt là khi có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này. Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề: “Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .”

Căn cứ pháp lý

Khái niệm biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt; trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ; nhằm bảo vệ hiện hữu nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ chấm dứt biện pháp bảo đảm

– Căn cứ chấm dứt biện pháp bảo đảm là sự kiện pháp lý do pháp luật quy định. Khi xuất hiện những sự kiện này thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ chấm dứt.

– Những căn cứ chấm dứt:

  • Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó.
  • Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt; mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt
  • Biện pháp bảo đảm được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Bên nhận bảo đảm miễn việc thực hiện toàn bộ hoặc phần nghĩa vụ bảo đảm còn phải thực hiện.
  • Bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.
  • Bên có nghĩa vụ được bảo đảm bán hoặc chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác.
  • Tài sản bảo đảm không còn hoặc đã bị xử lý.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Chấm dứt biện pháp bảo đảm là biện pháp cầm cố

Chấm dứt biện pháp cầm cố được quy định tại Điều 315 BLDS 2015. Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Tài sản cầm cố đã được xử lý.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý; hoặc pháp luật có quy định về việc bên cầm cố được bán; thay thế hoặc trao đổi; tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt. Trừ trường hợp biện pháp cầm cố đối tượng là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh; hàng hóa trong kho; số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố; quyền yêu cầu bên mua tài sản cầm cố thanh toán tiền; tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản cầm cố.

Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý; tài sản cầm cố được bên cầm cố tặng cho người khác thì biện pháp cầm cố chấm dứt.

Biện pháp cầm cố chấm dứt cũng có những điểm giống với chấm dứt biện pháp bảo đảm khác.

Chấm dứt biện pháp bảo đảm là biện pháp thế chấp tài sản

Chấm dứt biện pháp thế chấp tài sản được quy định tại Điều 327 BLDS 2015. Tương tự chấm dứt biện pháp bảo đảm khác thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
  • Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Tài sản thế chấp đã được xử lý.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Tài sản bảo đảm không còn trong trường hợp là đối tượng của một giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để bảo đảm. Bên nhận bảo đảm phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Trừ trường hợp nhận chuyển giao tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 133 BLDS; biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Tương tự chấm dứt biện pháp bảo đảm khác

Chấm dứt biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu

Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 324 BLDS 2015. Tương tự chấm dứt biện pháp bảo đảm khác bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
  • Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Chấm dứt biện pháp bảo đảm là bảo lãnh

Chấm dứt bảo lãnh được quy định tại Điều 343 BLDS 2015. Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
  • Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Chấm dứt cầm giữ

Chấm dứt cầm giữ được quy định tại Điều 35 BLDS. Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
  • Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
  • Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
  • Tài sản cầm giữ không còn.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm hành chính; Tố tụng hoặc thi hành án yêu cầu bên cầm giữ giao tài sản cầm giữ; để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật thì việc giao tài sản cầm giữ; trong trường hợp này không phải là căn cứ chấm dứt cầm giữ

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng của biện pháp bảo đảm

Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là những lợi ích vật chất mà cụ thể ở đây thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.

Mục đích của biện pháp bảo đảm

Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Thông thường, khi đặt ra các biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ . Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.

Đối tượng áp dụng gồm có ai

Đối tượng áp dụng bao gồm:
1. Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời