Một số vấn đề thường gặp sau khi nhận căn cước công dân

30/10/2021
Một số vấn đề thường gặp sau khi nhận căn cước công dân
611
Views

Việc chuyển từ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân gắn chip đã và đang được hoàn thiện. Hiện nay, một bộ phần người dân đã nhận được thẻ căn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, một số trường hợp bị sai thông tin. Vậy với trường hợp này, công dân cần thực hiện sửa đổi như thế nào? Có cần các giấy tờ chứng minh như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục,… để thực hiện sửa đổi không? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA)

Nội dung tư vấn

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân (viết tắt: CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014; người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Mã số in trên thẻ căn cước công dân sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi thông tin Hộ khẩu thường trú.

Đối tượng được làm căn cước công dân

Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dânTheo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21).

  • 5 trường hợp phải nhanh chóng thực hiện đổi CMND sang CCCD gắn chip, Đó là:

– Công dân dùng thẻ CCCD mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng.

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân hay CMND;

– Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Còn lại, các trường hợp công dân đã được cấp CMND 12 số; căn cước công dân gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang căn cước công dân gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Một số vấn đề thường gặp

Mã QR của thẻ CCCD không chứa số CMND 9 số

Trong trường hợp mã QR của thẻ CCCD không chứa số chứng minh nhân dân (CMND) 9 số; công dân có thể khắc phục theo 02 cách sau:

Cách thứ nhất

Khoản 4 Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định:

a) Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ CCCD.

Trường hợp cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an, cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú xác minh. Sau khi có kết quả xác minh thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị ký Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả cho công dân cùng với thẻ CCCD; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa nhận được giấy xác nhận

b) Trường hợp công dân đã được cấp thẻ CCCD nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân hoặc bị mất Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì thực hiện như sau:

Công dân có văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ CCCD, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý CCCD nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thứ 2

Liên hệ Công an nơi đã làm thủ tục cấp CCCD để tiến hành bổ sung, cập nhật thông tin.

Số CCCD không trùng khớp với thông tin trên giấy tờ khác

Việc đổi từ CMND 9 số sang CCCD sẽ làm thay đổi số trên thẻ; và liên quan đến hầu hết tất cả các giấy tờ cá nhân của công dân. Vì vậy khi đổi qua CCCD công dân phải thực hiện sửa đổi/cập nhật những giấy tờ sau:

– Cập nhật thông tin BHXH, thẻ BHYT;

– Sửa đổi hộ chiếu;

– Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng;

– Thay đổi thông tin đăng ký thuế.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Một số vấn đề thường gặp sau khi nhận căn cước công dân“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Thời hạn cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là bao lâu?

Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Địa điểm cấp thẻ Căn cước công dân?

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Nếu mã QR không hiển thì số CMND thì làm gì?

Nếu mã QR trong căn cước công dân không hiển thị số chứng minh nhân dân cũ thì công dân có thể sử dụng giấy xác nhận số chứng minh nhân dân để thực hiện các giao dịch, thủ tục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận