Một số chiêu trốn thuế thường gặp khi bán nhà?

20/01/2022
527
Views

Việc trốn thuế chính là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu cố tình sẽ phải xử phạt theo quy định của nhà nước. Một số các chiêu thức trốn thuế thường gặp khi bán nhà như sau:

Cá nhân khai báo nhà đất được giao dịch là tài sản duy nhất: 

Trong luật có quy định rõ; nếu có thu nhập từ việc mua bán chuyển nhượng nhà đất mà đó là tài sản duy nhất; thì không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.  Nhiều người đã lợi dụng quy định này để lọt qua các công tác kiểm tra, sau đó trốn thuế

Giảm giá trị của tài sản được bán hay chuyển nhượng xuống mức thấp

Quy định có nêu rõ; mức giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng thấp hơn mức giá trung bình mà bán giá đất do UBND cấp Tỉnh, Thành Phố đề ra; thì giá sẽ được tính theo quy định của UBND. Tuy nhiên; thực chất thì giá mua bán nhà đất cao hơn rất nhiều so với bảng giá chung của tỉnh thành phố quy định. 

Mặc dù vậy, do cả hai bên mua và bán đều muốn có lợi nên cũng đồng tình thỏa thuận ghi giá chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với thực tế. Như vậy; thì họ sẽ phải nộp số tiền ít hơn so với số tiền ban đầu mà họ phải nộp.

Mua bán chuyển nhượng nhà đất theo công thức bắc cầu

Lợi dụng các quan hệ cá nhân người trong nhà để trốn thuế cũng là tình trạng phổ biến hiện nay. 

Ví dụ như hai chị em dâu muốn chuyển nhượng nhà đất cho nhau. Nhưng vì muốn trốn thuế nên người em dâu đã chuyển nhượng cho bố chồng; rồi bố chồng mới chuyển nhượng lại cho người chị dâu. Mặc dù cách này tốn rất nhiều thời gian; nhưng lại có thể giúp các cá nhân trốn được tiền thuế. 

Đây cũng là ba cách phổ biến nhất mà nhiều người thường sử dụng để lách luật không phải nộp nhiều tiền thuế hoặc được miễn thuế. 

Các bộ luật, chính sách đều có quy định rất chi tiết và cụ thể về thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà hay bất kể một giao dịch bất động sản hợp pháp nào. Trên đây là những nội dung quan trọng nhất muốn đề cập để bạn có thể dễ dàng hình dung. Nộp thuế chính là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, vì vậy, là công dân Việt Nam, mỗi người đều phải chấp hành và tuân theo.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Một số chiêu trốn thuế thường gặp khi bán nhà?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các mức xử phạt hành chính đối với tội trốn thuế?

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, cũng như số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 166/2013/TT-BTC) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên đối với những hành vi nêu tại Bảng trên;
Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với những người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế và gian lận thuế nêu tại Bảng trên trong những trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc là vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ;
Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với những người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế và gian lận thuế nêu tại Bảng trên trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc là vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ;
Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với những người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế hay gian lận thuế nêu tại Bảng trên trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc có thể vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hay vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.