Xin hỏi Luật sư vợ chồng tôi mới nghỉ việc công ty, tính mở quán phở kiếm sống nhưng không biết có cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan chức năng không? Nếu có thì thủ tục thực hiện như thế nào? Xin luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi.
Cám ơn câu hỏi của bạn rất nhiều. Với tình hình phức tạo của dịch bệnh hiện nay, không ít người bỏ việc đang làm để tìm việc khác kiếm sống. Với thắc mắc của vợ chồng bạn, Luật sư X xin giải đáp qua bài viết “Mở quán phở có cần phải đăng ký kinh doanh“. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh được hiểu là sự ghi nhận hoạt động kinh doanh bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về mặt pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh ở đây bao gồm các loại hình danh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Giấy đăng ký kinh doanh bao gồm những nội dung chính như sau:
– Ngành, nghề hoạt động kinh doanh.
– Tên, địa chỉ trụ sở kinh doanh chính, chi nhánh doanh nghiệp và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
– Thông tin về họ tên và địa chỉ thường trú, quốc tịch; số Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; của thành viên hoặc của cổ đông sáng lập là cá nhân của doanh nghiệp.
– Số quyết định thành lập doanh nghiệp; hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp; hoặc của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
– Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp của cá thành viên trong công ty; và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; Số vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; Số vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; Số vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định theo quy định.
Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Luật thương mại 2005 quy định: Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.
Theo quy định pháp luật các trường hợp sau không phải đăng ký kinh doanh:
Cá nhân hoạt động thương mại
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP: “Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).“
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể bao gồm:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo). Là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong; hoặc vừa mua rong vừa bán rong). Bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí; văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến: mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn; hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe; cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Một số hộ kinh doanh
Khoản 2 điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến; kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh; trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng phạm vi địa phương.”
Nếu cá nhân thuộc các trường hợp trên thì không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như: an ninh trật tự; an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch của từng địa phương; đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm nào đó.
Mở quán phở có cần phải đăng ký kinh doanh?
Việc mở quán phở kinh doanh tại một địa điểm cố định và không phải kinh doanh thời vụ thì phải đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.
Nếu vợ chồng bạn kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít thì có thể lựa chọn hình thức thành lập hộ kinh doanh. Cá nhân, hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021 của Chính phủ, nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã, nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Nếu vợ chồng bạn muốn đầu tư nhiều vốn, kinh doanh chuỗi cửa hàng dưới hình thức mở công ty, thì xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã ngành dịch vụ ăn uống. Các loại hình doanh nghiệp có vốn tư nhân có thể thành lập gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Muốn kinh doanh quán phở thì cần phải làm gì?
Theo quy định trên khi muốn kinh doanh quán phở bạn cần đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được nộp online đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Ngoài ra, đối với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, còn phải đáp ứng điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại các Điều 28, Điều 29, Điều 30 Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Do đó, cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018 của Chính phủ.
Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. UBND tỉnh sẽ chỉ định cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ Nghị định 155/2018; Nghị định 15/2018 của Chính phủ; Quyết định 135/2019 của Bộ Y tế. UBND cấp tỉnh sẽ ủy quyền cho Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố; UBND quận, huyện thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Như vậy, để kinh doanh quán phở, vợ chồng bạn phải xin Giấy phép kinh doanh; và xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mở quán phở có cần phải đăng ký kinh doanh?“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Luật sư X là nơi cung cấp dịch vụ kinh doanh uy tín, nhanh chóng với giá thành hợp lý. Khách hàng sẽ vô cùng hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh không?
- Khi nào kinh doanh bất động sản không phải lập doanh nghiệp?
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp hoặc hộ cá thể thì sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền như sau:
+ Đối với hộ cá thể: Nộp hồ sơ tại Phòng tài chính kế hoạch trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
+ Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.