Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật

04/06/2021
1968
Views

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Như vậy, về nguyên tắc, một người hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật do người thân mình để lại. Tùy thuộc vào tính chất của tài sản thừa kế; số người trong một hàng thừa kế; di sản mà người đó nhận được có thể ít hoặc nhiều trong từng trường hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thừa kế cũng mong muốn nhận phần di sản để lại.

Khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế?

Từ chối nhận di sản thừa kế là việc một cá nhân sau khi được chỉ định làm người thừa kế; mà không muốn hưởng phần di sản đó thì có quyền từ chối không nhận. Theo đó, bất cứ vì lý do gì; người được hưởng di sản thừa kế cũng có quyền được từ chối, trừ 03 lưu ý sau đây

  • Không được từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác
  • Phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản; những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  • Phải từ chối trước thời điểm phân chia di sản

Trong nhiều trường hợp, họ không có nhu cầu hưởng di sản thừa kế; muốn tặng cho phần di sản ấy cho những người đồng thừa kế còn lại. Lúc này, để có thể từ chối nhận di sản; người từ chối phải lập văn bản ghi nhận lại ý chí của mình. Cần lưu ý, việc lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế chỉ có ý nghĩa; khi việc từ chối này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác.

Những người được từ chối nhận di sản thừa kế

Theo đó, người thừa kế theo di chúc là người được người để lại di sản chỉ định là người nhận thừa kế trong văn bản di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được xác định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự mới nhất, cụ thể:

  • Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi
  • Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.
  • Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra, những người sau đây không được hưởng di sản thừa kế:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
  • Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc; che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng không?

Hiện nay, pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Nhưng trên thực tế hiện nay, để thuận tiện cho các thủ tục mua bán; sang nhượng di sản thừa kế sau này; việc từ chối nhận di sản thừa kế nên được lập thành văn bản có yêu cầu công chứng, chứng thực.

Xem thêm bài viết: Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật

Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Mời các bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời