Mẫu văn bản phân công nhiệm vụ

11/02/2022
Thủ tục xin lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề dược như thế nào?
2540
Views

Trong các cơ quan, doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Chính vì vậy, Luật sư X cung cấp mẫu văn bản phân công nhiệm vụ mới nhất đến cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Mẫu văn bản phân công nhiệm vụ

Hiện nay trong các cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó thì các quyết định, đặc biệt là những quyết định về phân công nhiệm vụ đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về quyết định phân công nhiệm vụ cũng như mẫu quyết định phân công nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức hiện nay.

Mẫu văn bản phân công nhiệm vụ

Khi tiến hành công việc trong hợp đồng lao động, căn cứ vào các thay đổi mà người sử dụng lao động có thể phân công nhiệm vụ, giao việc cho nhân viên để thực hiện công việc được nhanh chóng và chính xác. Quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên là một loại biểu mẫu nội bộ của doanh nghiệp. Quyết định này xác định nhiệm vụ, công việc cho từng nhân viên, thời gian nhiệm vụ và công việc được giao để chứng minh quyền và trách nhiệm đối với công việc ấy của nhân viên. Nội dung dưới đây, Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, mẫu văn bản phân công nhiệm vụ của công ty

Mẫu văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan

CÔNG TY ………….                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                ——————                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                         ————————

    ….., ngày…… tháng………. năm…….

QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO NHÂN VIÊN

(Chức vụ của người đưa ra quyết định)

– Căn cứ vào điều lệ và hoạt động tổ chức của công ty……

– Căn cứ quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức các chức danh của công ty……

–  Căn cứ Quyết định số………..của ông (bà)………đối với ông (bà) về…

Điều 1: Giao nhiệm vụ cho ông (bà) ……..làm nhiệm vụ…

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ……

Điều 3: Công ty…….và ông (bà) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Nơi nhận                                                      Người đại diện theo pháp luật

                                                                                 (Người ra quyết định)

Mẫu văn bản phân công nhiệm vụ của công ty

CÔNG TY……                                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        Số:….                                                                                           ………., ngày ……. tháng … năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phân công nhiệm vụ

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty………..;

Căn cứ Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức các chức danh trong Công ty…. và ông/bà….;

Căn cứ tình hình thực tế của Công ty.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phân công nhiệm vụ cho ông/bà có tên dưới đây:

Họ và tên:……

Thuộc bộ phân:……….

Chức danh/chức vụ:…………

Giữ nhiệm vụ:…….

Tại:……….

Thời gian: từ ngày      tháng         năm đến ngày   tháng        năm

Điều 2: Chế độ quyền lợi.

Hệ số lương:……………….

Phụ cấp (nếu có):………

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày.

Điều 4: Các đồng chí………………… và ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:                                                                                                                 GIÁM ĐỐC

                                                                                                                            (Ký và ghi rõ họ tên)

Những lưu ý khi viết quyết định phân công nhiệm vụ

+ Ghi chính xác số hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng người lao động đó.

+ Ghi phòng, ban, bộ phận người lao động được phân công nhiệm vụ hiện tại đang làm việc.

+ Chức danh, chức vụ của người lao động được phân công nhiệm vụ đang giữ trong công ty.

+ Công việc, nhiệm vụ mới người lao động đó phải thực hiện sau khi nhận quyết định này. Nếu cần có thể ghi chi tiết các công việc, nhiệm vụ được giao để quyết định được chính xác nhất.

+ Đơn vị, bộ phận, nơi làm việc mới của người lao động.

+ Hệ số lương, phụ cấp mới của người lao động khi làm nhiệm vụ. Trường hợp không thay đổi thì ghi giữ nguyên, có thể ghi lại hệ số lương và phụ cấp (nếu có) trước đó của người lao động.

+ Quyết định này có thể có hiệu lực từ ngày ký hoặc từ một ngày cụ thể khác, phụ thuộc vào sự sắp xếp nhân lực, kế hoạch làm việc của công ty.

+ Tại đây ghi cụ thể các cá nhân, phòng, ban… có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới của người lao động.

+ Thông thường, nơi nhận sẽ bao gồm người có tên trong quyết định, các phòng, ban, bộ phận có liên quan và văn thư lưu trữ.

Thẩm quyền giao việc, giao nhiệm vụ cho nhân viên như thế nào?

 Người đứng đầu trong đơn vị, cơ quan, tổ chức: Đó có thể là Thủ trưởng của các cơ quan, đơn vị nhà nước; Tổng giám đốc/Giám đốc của các công ty, doanh nghiệp. Đây là người quản lý có vị trí cũng như quyền lực cao nhất, và quyết định có hiệu lực tối cao nhất trong đơn vị, cơ quan đó.

+ Người đứng đầu trong một bộ phận, một văn phòng, một nhóm: Ví dụ như các trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm nghiên cứu sinh. Với sự phân công nhiệm vụ của người đứng đầu, đây là những người có nhiệm vụ phân công nhiệm vụ cho những người thuộc sự quản lý của mình trong một nhóm, trong một văn phòng, một bộ phận…

+ Người được ủy quyền ra quyết định phân công nhiệm vụ. Đối tượng này có thể là người không có quyền ra quyết định nhưng được người có quyền phân công nhiệm vụ cho những người khác ủy quyền để ký quyết định phân công việc.

Tầm quan trọng của Quyết định phân công nhiệm vụ

Một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu của hợp đồng lao động chính là công việc. Công việc này phải do người lao động đã ký kết hợp đồng thực hiện.

Khi tiến hành công việc, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động được tuyển dụng để bố trí, sắp xếp cho phù hợp, hiệu quả.

Trong quá trình làm việc, có thể do yêu cầu sản xuất kinh doanh mà người sử dụng lao động có thể thay đổi, phân công nhiệm vụ mới hoặc tạm chuyển người lao động sang làm công việc khác vì mục đích chung, để hoàn thành công việc được nhanh chóng và chính xác hơn.

Chính vì vậy, để người lao động nghiêm chỉnh chấp hành và có cơ sở giải quyết chế độ quyền lợi cũng như giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, mỗi doanh nghiệp cần thiết phải có quyết định phân công nhiệm vụ.

Quyết định phân công nhiệm vụ cho người lao động trong doanh nghiệp là một loại biểu mẫu nội bộ. Quyết định này xác định người chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao, gắn quyền và trách nhiệm của người lao động đối với công việc đó.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu văn bản phân công nhiệm vụ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tại mẫu giấy xác nhận độc thân, cách dò mã số thuế cá nhân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp ra quyết định phân công nhiệm vụ thường gặp

+ Phân công nhiệm vụ cho người mới vào làm tại cơ quan, tổ chức.
+ Điều chuyển tạm thời người lao động sang làm một công việc khác, thay đổi, phân công nhiệm vụ mới cho người lao động…
+ Giao nhiệm vụ quan trọng cho người trong tổ chức, cơ quan thực hiện.
+ Các hoạt động giao nhiệm vụ khác mang tính chất quan trọng đối với tổ chức hoặc theo Luật định phải ra quyết định phân công nhiệm vụ.

Lợi ích của việc phân công công việc

– Đối với người phân công:
+ Có thêm nhiều thời gian hơn cho việc quản lý và kiểm soát công việc.
+ Điều hòa được công việc công việc của phòng ban.
+ Minh chứng được năng lực điều hành với doanh nghiệp.
+ Tăng ảnh hưởng và uy tín đối với nhân viên.
+ Củng cố được quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, đánh giá.
+ Chuẩn bị nguồn nhân lực kế thừa.
– Đối với người được phân công:
+ Tính tham gia cao hơn, dẫn đến sự tinh thần làm việc ngày càng tốt hơn.
+ Nâng cao giá trị của họ với doanh nghiệp.
+ Cơ hội phát triển chuyên môn, cơ hội phát triển các kỹ năng: Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, thương lượng và thuyết phục.
+ Tạo cho họ sự hài lòng về bản thân khi hoàn thành công việc.
– Đối với tập thể:
+ Đào tạo một tập thể có năng lực phù hợp với công việc.
+ Tiết kiệm chi phí.
+ Tăng năng suất lao động của tập thể.
+ Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.