Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động mới 2022

06/09/2022
Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động
815
Views

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang là chủ 1 nhà máy ở Đông Anh, Hà Nội. Nhà máy đang trong quá trình hoạt động nhưng tôi muốn thiết lập lại một số nội quy của nhà máy để có thể hoạt động tốt hơn. Do đó, tôi rất mong được Luật sư cung cấp cho tôi mẫu văn bản góp ý về nội quy lao động. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư. Để giải đáp thắc mắc “Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý:

Mẫu biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động là gì?

Lấy ý kiến tập thể lao động là một trong những yêu cầu bắt buộc khi ban hành Nội quy lao động nhằm đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở. Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 quy định về nội quy lao động của các doanh nghiệp. Một trong những vấn đề cần làm khi xây dựng nội quy lao động là cần lấy ý kiến đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề này.     

Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung nội quy lao động là mẫu biên bản được lập ra tại cuộc họp toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động dưới sự chủ trì của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và đại diện lãnh đạo công ty, tổ chức để lấy ý kiến đóng góp và ghi nhận về nội dung Nội quy lao động năm…

Bắt buộc phải lấy ý kiến tập thể lao động

Đối với mỗi doanh nghiệp, nội quy lao động được xem là hành lang pháp lý riêng giúp doanh nghiệp duy trì nề nếp trật tự, ổn định sản xuất kinh doanh.

Theo Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

Nội dung nội quy gồm những gì?

Nội dung nội quy phải gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trật tự tại nơi làm việc;

– An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

– Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

Các nội dung này không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đặc biệt, trước khi ban hành, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và sau đó, phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trình tự và hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 và Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì Nội quy lao động được đăng ký theo hồ sơ, trình tự như sau:

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm:

+ Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

+ Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

+ Nội quy lao động

– Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

– Khi nhận được văn bản thông báo nội quy lao động có quy định trái với pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động
Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động

Hiệu lực của nội quy lao động

Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu văn bản góp ý kiến về nội quy lao động″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Nếu doanh nghiệp xây dựng nội quy lao động (NQLĐ) theo quy định của BLLĐ 2012 thì có cần phải xây dựng NQLĐ mới khi BLLĐ 2019 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2021)?

Nội dung NQLĐ được quy định tại BLLĐ 2019 đã có nhiều thay đổi so với BLLĐ 2012, cụ thể là đã bổ sung những điểm mới sau đây: (1) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; (2) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) làm việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ); và (3) Những thay đổi khác. Do đó, trường hợp doanh nghiệp xây dựng NQLĐ theo quy định của BLLĐ 2012 thì đã không còn phù hợp với quy định hiện hành. Vì vậy, doanh nghiệp nên ban hành NQLĐ mới phù hợp với BLLĐ 2019.

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có được phép trừ lương hàng tháng của NLĐ khi người lao động vi phạm NQLĐ?

Pháp luật hiện hành chỉ quy định một số hình thức xử lý kỷ luật lao động, bao gồm: (1) Khiển trách; (2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; và (3) Các hình thức xử lý khác được pháp luật quy định. Pháp luật nghiêm cấm hành vi phạt tiền, cắt lương khi xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, NSDLĐ không được trừ lương hàng tháng của người lao động với lý do vi phạm NQLĐ.

NQLĐ được ban hành và đăng ký cho trụ sở chính của doanh nghiệp thì có thể được áp dụng cho các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác không?

NQLĐ đã được ban hành và đăng ký cho trụ sở chính thì sẽ được áp dụng cho các chi nhánh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện việc gửi NQLĐ đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.