Mẫu văn bản đính chính sai sót năm 2022

25/10/2022
Mẫu văn bản đính chính sai sót năm 2022
1036
Views

Trong hoạt động ban hành các văn bản sẽ không thể không tránh khỏi những sai sót nhất định. Đối với những sai sót có thể khắc phục được bằng hình thức đính chính, thì chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản đính chính lại nội dung. Tìm hiểu về cách viết mẫu văn bản đính chính sai sót qua bài viết dưới đây của Luatsu247.

Mẫu văn bản đính chính sai sót

Theo Từ điển tiếng Việt “đính” là sửa lại, còn “chính” là đúng. “Đính chính” có nghĩa là “sửa lại cho đúng”. Do đó, bản chất của “đính chính” là việc sửa lại một hay một số nội dung đã ban hành ở văn bản trước đó cho đúng.

Như vậy, có thể hiểu công văn đính chính sai sót là văn bản hành chính được dùng để đính chính lại các văn bản ban hành trước đó những chưa chính xác, cần đính chính lại cho đúng.

Xem trước và tải xuống văn bản đính chính sai sót:

Hướng dẫn soạn văn bản đính chính sai sót

  • Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
  • Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản
  • Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản
  • Chữ viết tắt tên đơn vị (Vụ, phòng, ban, tổ, bộ phận chức năng) soạn thảo văn bản
  • Địa danh
  • Trích yếu nội dung văn bản
  • Nội dung văn bản
  • Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện trưởng v.v…; trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt “TM” trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tập thể lãnh đạo, ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM. Ban Thường vụ, TM. Hội đồng…; nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 12 của Thông tư này
  • Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
  • Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
  • Địa chỉ cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ E-Mail; Website (nếu cần).

* Nếu nơi nhận (kính gửi) là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh, chức vụ ấy vào.

Yêu cầu khi soạn

Mẫu văn bản đính chính sai sót năm 2022
Mẫu văn bản đính chính sai sót năm 2022

Khi soạn thảo văn bản đính chính, cần lưu ý về các yêu cầu chung dưới đây:

– Câu chữ ngắn gọn, súc tích, bám sát vấn đề chính.

– Văn phong nghiêm túc, lịch sự, có tính thuyết phục cao

– Mỗi Công văn chứa một chủ đề duy nhất, rõ ràng..

– Tuân thủ đúng thể thức theo quy định của pháp luật.

Thể thức mẫu văn bản

– Khổ giấy: Khổ giấy A4 (kích thước: 210 mm x 297 mm)

– Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4 (khổ dọc). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì có thể trình bày văn bản theo chiều rộng (khổ ngang).

– Định dạng lề trang:

+ Lề trên, lề dưới: cách mép trên và mép dưới của tờ giấy từ 20 – 25 mm,

+ Lế trái: cách mép trái tờ giấy 30 – 35 mm,

+ Lề phải: cách mép phải tờ giấy 15-20 mm.

– Định dạng font chữ: Font chữ tiếng Việt Times New Roman cùng bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

– Số trang văn bản: Trang văn bản được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt căn giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Đính chính Sổ đỏ khi bị sai thông tin

Khi Sổ đỏ đã cấp có thông tin bị sai sót thì người được cấp Sổ đỏ chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục đính chính Sổ đỏ.

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận như sau:

– Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng đã cấp).

– Đơn đề nghị đính chính thông tin Giấy chứng nhận nếu sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

* Trình tự thực hiện

Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ đính chính hoặc nộp lại Giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đính chính thông tin.

– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót; chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp.

Bước 3: Trao kết quả.

– Thời gian thực hiện thủ tục đính chính:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian trên không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Mẫu văn bản đính chính sai sót năm 2022. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ; thành lập công ty; ly hôn nhanh; xin phép bay flycam;  …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.

Thông tin liên hệ khác:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có quyết định đính chính quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.

Đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi nào?

Khi phát hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót thuộc về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành yêu cầu chủ thể này đính chính.

Văn bản đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính có bãi bỏ hiệu lực của quyết định xử phạt hành chính không?

Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính không có giá trị nhằm xóa bỏ hiệu lực, giá trị của Quyết định xử phạt hành chính được đính chính mà nó có giá trị bổ sung cho Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhằm đảm bảo quyết định này được ban hành tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.