Trình tự, thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ năm 2022

19/08/2022
Trình tự, thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ năm 2022
342
Views

Khi bị sai sót những thông tin ở sổ đỏ, phần lớn sẽ mang đến tâm lý hoang mang cho người sở hữu. Vậy trong những trường hợp nào sổ đỏ bị sai thông tin sẽ được đính chính lại? Trình tự, thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ như thế nào? Lệ phí để đính chính lại sai sót trên sổ đỏ là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Khi nào phải đính chính sổ đỏ?

Theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau:

– Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó.

– Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Hồ sơ đính chính sổ đỏ gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận như sau:

– Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;

– Bản gốc Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp.

Thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ.

Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ đính chính hoặc nộp lại Giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ
Thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đính chính thông tin.

– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót; chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp.

Bước 3: Trao kết quả.

– Thời gian thực hiện thủ tục đính chính:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian trên không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.

Lệ phí đính chính thông tin trên sổ đỏ là bao nhiêu?

Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, khoản chi phí thực hiện đính chính thông tin trên sổ đỏ là khoản lệ phí được quy định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất (lệ phí về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

Khi thực hiện đính chính Giấy chứng nhận, người sử dụng đất phát sinh lệ phí cụ thể là: Lệ phí đăng ký biến động (thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận) hoặc Lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận (trong trường hợp người sử dụng đất có yêu cầu đổi từ Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại khoản 3 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.

Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.

Có thể ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ được không?

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai nêu rõ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay thường gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng. Đây là chứng thư để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của cá nhân, tổ chức với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… đó.

Ngoài ra, về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở trên Sổ đỏ, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BNTMT quy định như sau:

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được cấp Giấy chứng nhận được ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng với các thông tin: Họ tên, năm sinh, tên, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú.

– Chủ sở hữu đất và chủ sử dụng đất không cùng là một người thì sẽ cấp riêng Sổ đỏ, Sổ hồng cho từng người và Sổ cấp cho người nào thì chỉ ghi thông tin của người đó.

– Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản và có thoả thuận về việc cấp Sổ đỏ cho người đại diện thì văn bản thoả thuận này phải được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận này sẽ cấp cho người đại diện đó. Tuy nhiên, trên Sổ đỏ, ngoài dòng ghi thông tin về người đại diện thì vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin của các người đồng sử dụng, đồng sở hữu khác.

Trong khi đó, ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định này, việc ủy quyền chỉ xảy ra khi các bên có thỏa thuận để một bên thực hiện công việc thay mặt cho bên khác và hợp đồng ủy quyền có thể có hoặc không có thù lao.

Có thể thấy, uỷ quyền là hướng đến việc “thực hiện thay một công việc” trong khi đứng tên trên Sổ đỏ lại thể hiện sự công nhận của Nhà nước về quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất của cá nhân. Đây là hai vấn đề không liên quan đến nhau.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, chỉ có trường hợp đại diện đứng tên trên Sổ đỏ khi có nhiều người đồng sở hữu, đồng sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà không được ủy quyền đứng tên thay trên Sổ đỏ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trình tự, thủ tục đính chính sai sót trên sổ đỏ năm 2022” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục hộ tịch trực tuyến, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tải xuống mẫu hóa đơn điện tử, tra cứu thông tin quy hoạch, …của luật sư 247, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đính chính sổ đỏ được hiểu là như thế nào?

Đính chính sổ đỏ là việc sửa lại thông tin bị sai sót trên sổ, việc sai sót này có thể là về các thông tin của chủ sở hữu hoặc là các thông tin đối với thửa đất.

Có thể xin cấp sổ đỏ mới khi đính chính thông tin trong sổ đỏ được không?

Câu trả lời là Có thể. Theo quy định thì việc sai sót có thể được đính chính ngay trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thông tin sai sót. Tuy nhiên trong trường hợp chủ sở hữu quyền sử dụng đất có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền có thể cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho họ. Theo Khoản 3 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Những loại phí và lệ phí cần đóng khi đính chính thông tin trên sổ đỏ?

 Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai.
 Lệ phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
 Phí cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp có yêu cầu).
Mức thu do Ủy ban nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định phù hợp với từng địa phương.
Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác.
Mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.