Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới năm 2022

04/06/2022
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới năm 2022
711
Views

Theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Vậy mẫu hợp đồng thuê nhà ở phải có nội dung gì? Mời bạn xem trước và tải xuống Mẫu hợp đồng thuê nhà ở tại bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Luật Nhà ở năm 2014

Bộ luật Dân sự năm 2015

Hợp đồng thuê nhà ở là gì?

Hợp đồng thuê nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao lại nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Nhà ở năm 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn cách điền mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất.

Khi điền mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản, bạn lưu ý các vấn đề như sau:

  • Thông tin trong hợp đồng phải được điền đầy đủ, chính xác.
  • Hợp đồng này được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014;
  • Các bên tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 119 Luật nhà ở năm 2014;
  • Nhà ở tham gia giao dịch phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014;
  • Giá thuê nhà ở và phương thức thanh toán được quy định tại Điều 129 Luật nhà ở năm 2014;
  • Thời hạn thuê được quy định tại Điều 129 Luật nhà ở năm 2014.

Giá trị pháp lý của hợp đồng thuê nhà ở.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, do chưa nắm vững các quy định của pháp luật về hợp đồng nên khi xác lập, thực hiện hợp đồng, các bên chủ thể không đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật nên thường làm cho hợp đồng rơi vào tình trạng không có hiệu lực.

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới năm 2022
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới năm 2022

Đồng thời, việc xác lập một hợp đồng thuê nhà ở không phù hợp về hình thức hay nội dung cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các bên trong hợp đồng gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng.

Bởi hợp đồng thuê nhà có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng như vậy nên việc có thể soạn thảo một hợp đồng thuê nhà ở hoàn thiện là điều thực sự cần thiết.

Đối tượng của hợp đồng thuê nhà ở.

Đối tượng của hợp đồng thuê nhà là nhà ở, là diện tích nhà dùng để ở mà bên cho thuê chuyển quyền sử dụng cho bên thuê.

Từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở được định nghĩa như sau:

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Nhà ở được xác định thông qua các yếu tố như diện tích chính để ở và sinh hoạt, diện tích cho công trình phụ như nhà bếp, loại nhà, chất lượng nhà, thiết bị nội thất kèm theo (nếu có).

Để nhà ở có thể tham gia giao dịch thuê nhà ở thì theo quy định tại điều 118 Luật nhà ở 2014 thì nhà ở cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn (không áp dụng với nhà ở hình thành trong tương lai);

Thứ hai, không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không áp dụng với nhà ở hình thành trong tương lai);

Thứ ba, không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

Thứ tư, bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, đối với nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài thuê thì pháp luật hiện hành có quy định riêng về điều kiện nhà ở cho thuê. Cụ thể:

  • Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
  • Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự;
  • Nếu bên cho thuê là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
  • Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải:
  • Có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này;
  • Không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Theo quy định tại Điều 159 Luật nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

  • Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giá thuê nhà ở, thời hạn thuê nhà ở như thế nào?

Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần.
Thỏa thuận về giá thuê có thể được ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng thuê nhà ở (nếu có).

Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cho thuê nhà ở khi nào?

Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014;
Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở, nếu các bên không thể thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.

Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở khi nào?

Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật Nhà ở 2014.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.