Việc mua bán/thuê mua căn hộ du lịch sẽ áp dụng mẫu Hợp đồng số 02 – Hợp đồng mua bán/ thuê mua căn hộ du lịch kèm theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022. Luật sư 247 sẽ cung cấp những nội dung liên quan đến “Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ du lịch năm 2022” trong bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng thuê mua căn hộ du lịch là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì Hợp đồng thuê mua căn hộ du lịch được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một khoản tiền và được sử dụng căn hộ du lịch, số tiền còn lại được tính thành tiền thuê; sau khi đã thanh toán đủ số tiền thuê mua thì bên thuê mua trở thành chủ sở hữu đối với căn hộ du lịch.
Cần phải lưu ý rằng, căn hộ du lịch dùng để phục vụ cho mục đích lưu trú du lịch, không sử dụng cho mục đích để ở. Theo quy định của luật đất đai, thì loại đất dùng để xây dựng căn hộ du lịch là “Đất thương mại dịch vụ” có thời hạn sử dụng là không quá 50 năm theo thời hạn giao đất đối với đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ. Đây là loại đất hoàn toàn khác với đất ở có mục đích sử dụng ổn định, lâu dài.
Nội dung cần có của hợp đồng thuê mua căn hộ du lịch
Căn cứ vào điều 18 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định Hợp đồng thuê mua căn hộ du lịch phải có những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Các thông tin về bất động sản;
- Giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Phương thức và thời hạn thanh toán;
- Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;
- Bảo hành;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý;
- Giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ du lịch năm 2022
Hướng dẫn điền mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ du lịch
1.Ghi các căn cứ liên quan đến việc mua bán, cho thuê mua căn hộ du lịch/căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú. Trường hợp Nhà nước có sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật ghi tại phần căn cứ của hợp đồng này thì bên bán phải ghi lại theo số, tên văn bản mới đã thay đổi.
2.Ghi tên doanh nghiệp, cá nhân bán, cho thuê mua căn hộ du lịch/căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú; nếu là cá nhân thì không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
3.Nếu là tổ chức thì ghi các thông tin về tổ chức; nếu là cá nhân thì ghi các thông tin về cá nhân, nếu có nhiều người mua là cá nhân cùng đứng tên trong hợp đồng thì tại mục này phải ghi đầy đủ thông tin về những người cùng mua căn hộ du lịch/căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú; không cần có các nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
4.Nếu là tổ chức thì ghi số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hạn chế của việc mua bán căn hộ du lịch
Hạn chế về quyền
- Người mua sẽ không thể có đủ 03 quyền năng của người sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt như đối với nhà ở hay bất động sản thông thường khác.
- Cả 03 quyền này đều bị hạn chế và chịu sự chi phối toàn bộ bởi quyền của chủ đầu tư từ quyền quyết định số phận căn hộ, quyền thu phí bảo trì, bảo hành, quyền thu phí quản lý khai thác và vận hành, quyền cung cấp dịch vụ đi kèm, quyền quản lý khai thác kinh doanh.
Hạn chế về thời hạn sử dụng
- Như đã đề cập ở trên thì loại đất dùng để xây dựng căn hộ du lịch là đất thương mại dịch vụ do vậy mà có thời hạn sở hữu là 50 năm theo thời hạn giao đất đối với đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ.
- Chính vì vậy mà chỉ có thể khai thác tối đa 50 năm, sau đó càng để lâu sẽ càng ảnh hưởng cả về giá trị lẫn thời hạn.
Rủi ro và một số lưu ý
- Rủi ro đến từ chủ đầu tư: như đã thông quan một số hạn chế đối với việc mua căn hộ du lịch là phụ thuộc rất nhiều thứ vào chủ đầu tư, trong trường hợp mà chủ đầu tư thiếu uy tín, đình trệ dự án thì có thể sẽ bị chậm tiến độ và cả thời gian bàn giao gây ảnh hưởng đến giá trị của căn hộ.
- Rủi ro đến từ pháp lý: đến nay mặc dù đã có các văn bản điều chỉnh nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự có một quy định chính thức nào rõ ràng, chỉ mới dừng lại ở công văn hướng dẫn chính vì vậy người mua phải thật sự cẩn trọng và suy xét kĩ lưỡng trước khi bỏ một số tiền lớn đầu tư loại hình này.
- Ngoài ra, rủi ro còn đến từ việc sau khi xây lên và giao dịch thì người mua lại gặp khó khăn trong việc xin cấp Giấy chứng nhận. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc căn hộ đã không tuân thủ các quy định xây dựng, thiết kế đã được phê duyệt và dẫn đến việc không được cơ quan chức năng công nhận và cấp Giấy chứng nhận. Vì vậy mà trước khi thực hiện giao dịch, người mua cũng cần phải lưu ý tiến hành kiểm tra căn hộ có đủ điều kiện về xây dựng cũng như thiết kế để có thể được cấp Giấy chứng nhận hay không
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua nhà ở riêng lẻ năm 2022
- Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua nhà, công trình xây dựng 2022
- Tội mua bán người Bộ luật hình sự 2017 bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ du lịch năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy, Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, … Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì Hợp đồng thuê mua căn hộ du lịch phải lập thành văn bản theo mẫu và phải được công
chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp có một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất
động sản thì hợp đồng thuê mua căn hộ du lịch không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Quy định pháp luật hiện hành hoàn toàn không cấm hay hạn chế việc chủ đầu tư bán căn hộ du lịch, ngoài ra theo Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ thì hoàn toàn có thể mua bán căn hộ du lịch khi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
Khi đó, người mua để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì sẽ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Khoản 22 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
Mặc dù việc chuyển nhượng lấy danh nghĩa là mua bán tuy nhiên căn hộ du lịch là một loại hình căn hộ có thời hạn vì vậy mà bản chất, giá trị thực sự của giao dịch mà người mua nhận được cũng chỉ giống như việc thuê căn hộ có thời hạn là 50 năm.