Luật sư 247 cung cấp cho quý khách hàng mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu số 1900 mới năm 2022 để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Quy định pháp luật về sử dụng dịch vụ đầu số 1900
Quy định sử dụng dịch vụ đầu số 1900
Bạn phải thông báo giá cước cho Khách hàng gọi vào số 1900 và chịu trách nhiệm với các cơ quan quản lý Nhà nước theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03/02/2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Bạn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin được cung cấp qua hệ thống tổng đài của mình, đảm bảo các nội dung thông tin này là hợp pháp, không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Bạn sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến nội dung của thông tin được cung cấp bao gồm nhưng không giới hạn trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của bên thứ ba liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bất kỳ khiếu nại nào khác đối với nội dung thông tin được cung cấp.
Bạn chịu trách nhiệm đầu tư các thiết bị phần cứng để kết nối và sử dụng dịch vụ như: Router, Modem, thiết bị bảo mật, điện thoại IP…
Thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo mật hệ thống của mình, tránh hiện tượng truy cập trái phép vào mạng lưới của ODS thông qua hệ thống của Bạn.
Việc khai báo và định tuyến kết nối với tổng đài (một hay nhiều đầu số dịch vụ đồng thời) sẽ được thực hiện trong 48h kể từ khi ODS nhận được yêu cầu bằng văn bản hoặc email.
Phối hợp thực hiện đối soát, xác nhận số liệu và thanh toán với ODS theo đúng quy định.
Các dịch vụ gia tăng qua số thoại 1900 do Bạn hoặc đối tác của Bạn thực hiện phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn mạng lưới cho ODS
Toàn bộ các dịch vụ thoại 1900 được cung cấp tới Khách hàng theo nguyên tắc: Khách hàng gọi điện đến các số truy nhập để tham gia các chương trình hoặc yêu cầu các nội dung thông tin mong muốn.
Trong trường hợp Bạn tổ chức các chương trình có thưởng qua dịch vụ 1900, phải đảm bảo tuyệt đối yếu tố hợp pháp, khách quan của chương trình cũng như quyền lợi của Khách hàng tham gia chương trình. Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết về giải thưởng đối với người tham gia cũng như lưu trữ các thông tin về cơ cấu giải thưởng, nội dung giải thưởng; tên, địa chỉ, điện thoại người trúng thưởng để các cơ quan chức năng kiểm tra khi có yêu cầu.
Bạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các lợi ích và ưu đãi từ chính sách khuyến mại của nhà mạng dành cho các Khách hàng hoặc lợi dụng các lỗi kỹ thuật xảy ra đối với hệ thống dịch vụ của ODS để trục lợi.
Trong trường hợp ODS nhận thấy rằng Bạn có dấu hiệu lợi dụng chính sách khuyến mại hoặc lỗi kỹ thuật của ODS, ODS có quyền ngừng cung cấp dịch vụ mà không cần phải thông báo trước.
Quy định về phân chia cước 1900
Cước phí khởi tạo, phí quản lý đầu số 1900 và doanh thu thực hiện phân chia sẽ bắt đầu có hiệu lực tính từ thời điểm khai báo trên hệ thống.
Doanh thu thu cước Khách hàng: Là tổng sản lượng cước của các cuộc gọi thành công vào các đầu số 1900 mà ODS đã cấp cho Bạn và được ghi nhận trên hệ thống của hai bên.
Doanh thu thực hiện phân chia: Là doanh thu cước thực thu được của các nhà mạng sau khi trừ doanh thu không thu được cước, doanh thu phát sinh do lỗi (không đúng nội dung đã đăng ký, nội dung sai qui định, không đảm bảo chất lượng…) hoặc doanh thu từ các cuộc gọi không thực hiện phân chia doanh thu.
ODS chỉ thực hiện phân chia doanh thu cho Bạn khi dịch vụ được cung cấp đảm bảo chất lượng, đúng qui định của Bộ Thông tin và Truyền thông, đúng với nội dung đã đăng ký với ODS, tuân thủ các qui định của pháp luật và không thực hiện phân chia doanh thu thực hiện cho Bạn đối với các trường hợp sau:
- Dịch vụ được triển khai không tuân thủ các qui định của pháp luật, không xin các giấy phép cần thiết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi triển khai cung cấp dịch vụ.
- Các cuộc gọi mà thông tin cung cấp cho Khách hàng vi phạm hoặc không tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam, vi phạm thuần phong mỹ tục.
- Các cuộc gọi không trừ được (không thu được) cước của thuê bao.
- Các trường hợp hoàn cước do khiếu nại: Dịch vụ đã được cung cấp đến Khách hàng. Hệ thống đã trừ được tiền vào tài khoản của thuê bao trả trước hoặc đã tính/thu cước của thuê bao trả sau, nhưng sau đó Khách hàng khiếu nại về chất lượng dịch vụ và nhà mạng thực hiện hoàn tiền vào tài khoản cho thuê bao trả trước hoặc ghi giảm cước trong thông báo cước của thuê bao trả sau.
- Các trường hợp hoàn cước tự động: Dịch vụ đã được cung cấp đến Khách hàng. Hệ thống đã trừ/tính cước cho thuê bao nhưng do dịch vụ chưa thành công (ví dụ: CDR status = 0), ODShoặc nhà mạng có trách nhiệm thực hiện hoàn cước tự động vào tài khoản cho thuê bao trả trước hoặc trả sau.
- Các trường hợp gian lận, lợi dụng, lừa đảo, vi phạm pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn ở các trường hợp sau:
- Các cuộc gọi không thực sự xuất phát từ nhu cầu của Khách hàng mà được Khách hàng thực hiện theo các thông tin mời chào hoặc lừa đảo, nội dung không rõ ràng dưới mọi hình thức (tin nhắn SMS, hộp thư thoại…) cố tình gây nhầm lẫn, hiểu lầm cho Khách hàng.
- Các cuộc gọi bị giảm trừ do vi phạm các qui định về phát tán cuộc gọi / tin nhắn giả mạo, lừa đảo, tin nhắn rác hoặc sử dụng các phần mềm, công cụ tự động tính/trừ cước của thuê bao (mà không có sự đồng ý trước của thuê bao) hoặc các hành vi gian lận khác theo qui định của pháp luật.
Quy định chống cuộc gọi rác và các hình thức gian lận khác
Mục đích: Quy định này nhằm mục đích giúp hai Bên nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về việc chống cuộc gói rác, chống các hình thức phát tán nội dung thông tin nhằm mục đích lợi dụng, quảng cáo, lừa đảo, góp phần đảm bảo quyền lợi cho Khách hàng sử dụng dịch vụ nội dung và đảm bảo uy tín của các đơn vị hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung qua mạng thông tin di động.
Một số hình thức của cuộc gọi/tin nhắn lừa đảo, gian lận bao gồm nhưng không giới hạn:
- Thực hiện chuyển tiếp cuộc gọi đến của số máy điện thoại (cố định hoặc di động) đến hộp thư thoại/IVR có các nội dung quảng cáo, mời chào, nội dung mẫu, lừa đảo… về việc sử dụng các dịch vụ do Bạn cung cấp. Sau đó dùng các số máy này gọi đến máy di động của Khách hàng để tạo cuộc gọi nhỡ, khi Khách hàng gọi lại, cuộc gọi được chuyển tiếp đến hộp thư thoại/IVR có nội dung quảng cáo như trên.
- Phát sinh do không xuất phát từ nhu cầu thực sự của Khách hàng mà do bị giả mạo, lừa đảo hoặc do tin nhắn rác, cố tình lợi dụng chính sách, qui định của mạng di động, kẽ hở của pháp luật để trục lợi.
- Sử dụng công nghệ (cài đặt phần mềm trái phép, cài đặt vi rút để tự động trừ cước hoặc tiết lộ thông tin hoặc tự ý điều khiển thiết bị đầu cuối) để trục lợi hoặc gây thiệt hại cho Khách hàng.
- Giả mạo số gọi/số gửi, nguồn gửi gây nhầm lẫn cho Khách hàng để phát sinh lưu lượng.
- Cung cấp thông tin (ví dụ: Quảng cáo, tư vấn bán hàng, giới thiệu dịch vụ…) không đầy đủ, chính xác, cố tình gây ra hiểu nhầm để phát sinh lưu lượng.
- Theo qui định/thông báo của các cơ quan quản lý chức năng.
Nguồn xác định cuộc gọi/tin nhắn spam:
- Từ các hệ thống/ứng dụng/công cụ của ODS.
- Từ các phản ánh của Khách hàng.
- Từ thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Quy định về chống cuộc gọi/tin nhắn spam và các hình thức gian lận khác:
- Bạn không được cung cấp dịch vụ theo cách chủ động gọi/ gửi nội dung quảng cáo, mời chào, tin nhắn có nội dung mẫu… từ hệ thống dịch vụ đến máy di động của Khách hàng khi không có yêu cầu sử dụng dịch vụ của Khách hàng.
- Bạn không được thực hiện việc nhắn tin có nội dung quảng cáo, mời chào, nội dung mẫu… cho các dịch vụ do Bạn cung cấp từ các số điện thoại cá nhân đến máy di động của Khách hàng.
- Bạn không được triển khai dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn từ hệ thống dịch vụ mình.
- Bạn có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các đối tác hợp tác cung cấp nội dung, đảm bảo không gửi tin nhắn quảng cáo, lừa đảo đến Khách hàng là thuê bao.
- Bạn có trách nhiệm phối hợp với ODS trong quá trình điều tra, xác minh nguồn gốc các tin nhắn/cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn lừa đảo…
Hình thức xử phạt:
- Vi phạm lần 1: Cảnh cáo.
- Vi phạm lần 2: Khóa dịch vụ, đầu số 30 ngày và không thực hiện phân chia doanh thu 1900 (nếu có sử dụng)
- Viphạm lần 3: Chấm dứt hợp đồng và không thực hiện phân chia doanh thu 1900 (nếu có sử dụng)
Tải xuống mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu số 1900 mới năm 2022
Mời bạn xem thêm:
- Hợp đồng ủy quyền xe ô tô có thời hạn bao lâu?
- Mẫu hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng năm 2022
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu số 1900 mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Giấy phép bay flycam, phí dịch vụ công chứng tại nhà, Thành lập công ty, gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân,hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Viễn thông 2009 thì tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
Vì vậy, trong trường hợp hợp anh muốn kinh doanh đầu số 1900 và đầu số cố định, anh phải được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông theo đúng quy định.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 Luật Viễn thông 2009 :
“Điều 40. Miễn giấy phép viễn thông
Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau đây:
1. Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
2. Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
Do đó, nếu doanh nghiệp của anh làm đại lý của doanh nghiệp viễn thông thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông như đã đề cập ở trên.
Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 thì đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.
Điều 15 Luật Viễn thông 2009, cụ thể như sau:
– Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
– Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định;
– Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thuộc các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
– Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;
– Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;
– Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.