Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng mới năm 2022

21/09/2022
Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng mới năm 2022
1034
Views

Để trở thành Đảng viên, quần chúng phải đáp ứng những điều kiện pháp luật nghiêm ngặt. Để được kết nạp và Đảng, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng và phải là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm… Tuy nhiên, vẫn có nhiều đảng viên vì các lý do khác nhau mà phải xin ra khỏi Đảng. Vậy soạn thảo mẫu đơn xin ra khỏi Đảng như thế nào? Thủ tục xin ra khỏi Đảng của đảng viên ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều diều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Quy định 24-QĐ/TW
  • Quy định 30-QĐ/TW

Điều kiện kết nạp Đảng

Điều kiện kết nạp đảng được quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy định 24-QĐ/TW, Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 28/9/2021, cụ thể như sau:

(1) Về tuổi đời.

– Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

– Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:

+ Có sức khoẻ và uy tín;

+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;

+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

(2) Về trình độ học vấn

– Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

– Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng
Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng

(3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.

(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.

Khi nào Đảng viên ra khỏi Đảng?

Theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 về việc thi hành kỷ luật trong Đảng thì:

Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.

Bên cạnh đó, chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng với những Đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm về tư cách thì Đảng viên phải bị xử lý kỷ luật về Đảng sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng. Trong đó, các biện pháp xử lý kỷ luật về Đảng nêu tại Điều 35 Điều lệ Đảng bao gồm:

– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Như vậy, theo quy định của Đảng viên ra khỏi Đảng khi bị khai trừ, bị xóa tên hoặc tự nguyện xin ra khỏi Đảng.

Thủ tục xin ra khỏi Đảng của Đảng viên quy định thế nào?

Về đối tượng và thủ tục xin ra khỏi Đảng được quy định tại khoản 11.2 Điều 11 Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cụ thể như sau:

Ai được xin ra khỏi Đảng?

Điểm a khoản 11.2 Điều 11 Hướng dẫn này nêu rõ:

Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những Đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách Đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng

Theo đó, chỉ khi chưa vi phạm về tư cách thì Đảng viên được xem xét cho ra khỏi Đảng. Nếu vi phạm tư cách thì phải bị xử lý kỷ luật Đảng sau đó mới được xét ra khỏi Đảng.

Thẩm quyền xét cho ra khỏi Đảng:

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Điều lệ Đảng, Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.

Thủ tục xin ra khỏi Đảng

Bước 1: Đảng viên muốn xin ra khỏi Đảng thì làm Đơn xin ra khỏi Đảng. Trong đó, nêu rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

Bước 2: Chi bộ, Đảng ủy bộ phận (nếu có), Đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Bước 3: Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp Đảng viên, khai trừ Đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Đáng lưu ý: Sau khi đã được quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu Đảng viên có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi Đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “giấy xác nhận tuổi Đảng” cho Đảng viên đó.

Tải xuống mẫu đơn xin ra khỏi Đảng

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Đã xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại không?

Việc kết nạp lại người vào Đảng được thực hiện theo quy định tại khoản 3.5 Điều 3 Quy định số 29-QĐ/TW thi hành Điều lệ Đảng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn Đảng viên: Từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm…

– Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng. Riêng người bị phạt tù về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ ngày được xóa án tích.

– Được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đồng ý bằng văn bản; cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Thực hiện đúng các thủ tục kết nạp Đảng viên: Có Đơn tự nguyện xin vào Đảng; Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; Được hai đảng viên chính thức giới thiệu…

– Không thuộc trường hợp không được xem xét, kết nạp lại Đảng: Những Đảng viên ra khỏi Đảng vì tự bỏ sinh hoạt Đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng ngoại trừ lý do gia đình đặc biệt khó khăn; gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Đáng chú ý:

– Chỉ xem xét, khôi phục quyền Đảng viên và tính tuổi Đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách Đảng viên;

– Đảng viên được kết nạp lại phải dự bị 12 tháng;

– Chỉ kết nạp lại Đảng viên một lần.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cách tra cứu thông tin quy hoạchdịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chương trình của buổi lễ kết nạp Đảng có những nội dung gì?

Chương trình của buổi lễ kết nạp Đảng gồm các nội dung nêu tại Hướng dẫn 01:
– Chào cờ: Các Đảng viên có mặt tại buổi lễ hát Quốc ca, Quốc tế ca.
– Tuyên bố lý do tổ chức lễ kết nạp và giới thiệu từng đại biểu có mặt tại buổi lễ
– Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp Đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền với người được kết nạp vào Đảng.
– Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.
– Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng viên cũng như các nhiệm vụ của chi bộ và phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị. Ngoài ra, nếu có ý kiến thì đại diện cấp ủy cấp trên sẽ phát biểu.
– Bế mạc: Những người có mặt tại buổi lễ hát Quốc ca, Quốc tế ca.

Nội dung thẩm tra, xác minh người vào Đảng như thế nào?

– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như thế nào?

Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.