Mẫu đơn xin nhận con nuôi là văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết để hợp thức hóa quyền nuôi con nuôi cho người có yêu cầu. Mời bạn cùng Luật sư X theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mẫu đơn xin nhận con nuôi
Nội dung mẫu đơn xin nhận con nuôi
- Ngày, tháng, năm làm đơn
- Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Thông tin cá nhân của người yêu cầu
- Thông tin của trẻ (người con nuôi)
- Lý do nhận con nuôi
- Đề nghị giải quyết và cam đoan của người yêu cầu.
Mời bạn xem thêm :
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nhận con nuôi
Phần kính gửi: ghi chính xác tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin nhận con nuôi. Thẩm quyền ở đây được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:
- UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước
- UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Cơ quan đại diện nước CHXHXNVN ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trụ ở nước ngoài.
Thông tin của người yêu cầu và thông tin đứa trẻ (con nuôi)
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.
- Họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, tình trạng sức khỏe, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Thông tin gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng của đứa trẻ (con nuôi)
Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.
Nội dung yêu cầu: trình bày hoàn cảnh và lý do nhận con nuôi: ghi rõ lý do nhận con nuôi trong từng trường hợp.
Tải xuống mẫu đơn xin nhận con nuôi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ quan điểm của Luật Sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quyền nuôi con nuôi không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài. Người nước ngoài cũng có thể nuôi con nuôi ở Việt Nam.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.
Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi như sau:
Trẻ em dưới 16 tuổi
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.