Chào Luật sư, hiện tôi đang cần vay vốn 100 triệu đồng để sửa sang lại nhà cửa sau cơn bão vào năm 2021. Nhưng do sự hạn chế về pháp luật nên tôi không biết cách viết đơn xin hỗ trợ vay vốn như thế nào cả. Không biết Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi cách viết mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin hổ trợ vay vốn là thủ tục mà người dân Việt Nam hay thực hiện để xin vay một khoản tiền nào đó tại các đơn vị tổ chức tín dụng. Hiện nay có rất nhiều gói hổ trợ vay vốn với các mục đích sử dụng khác nhau; tuỳ thuộc vào nhu cầu mà người dân tiến hành các thủ tục xin hổ trợ vay vốn.
Để có thể tìm hiểu về cách viết mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017;
Thông tư 39/2016/TT-NHNN;
Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Hỗ trợ vay vốn là gì?
Hổ trợ vay vốn chính là chính là loại hình cho vay tiền; là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đặc điểm của hỗ trợ vay vốn
– Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại…) mà doanh nghiệp đầu tư và tích luỹ được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư.
– Nợ là tiền được vay từ các định chế tài chính, cá nhân hoặc thị trường trái phiếu. Vốn chủ sở hữu là tiền mà công ty đã có trong kho bạc của mình hoặc có thể huy động từ các chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư. Thuật ngữ “vốn vay” được sử dụng để phân biệt vốn có nhờ nợ với vốn có bằng vốn chủ sở hữu.
– Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hoá từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng chuyển hoá thành thành phẩm rổi chuyển về hình thái tiền tệ.
– Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạch định cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
– Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
Vốn vay thường được sử dụng trong nền kinh tế vì cả lí do cá nhân và lí do kinh doanh. Ưu điểm của đầu tư bằng vốn vay là tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Nhược điểm là khả năng thua lỗ lớn hơn, do tiền vay phải được trả lại bằng cách nào đó, bất kể hiệu quả đầu tư như thế nào.
Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
Đối tượng được phép hỗ trợ vay vốn?
Đối tượng được phép hỗ trợ vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Đơn vị hỗ trợ vay vốn
Đơn vị hỗ trợ vay vốn là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng hợp tác xã;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tổ chức tài chính vi mô;
đ) Quỹ tín dụng nhân dân;
e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục đích hỗ trợ vay vốn
Hỗ trợ vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
Hỗ trợ vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài mục đích phục vụ nhu cầu đời sống bao gồm; nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó; và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân; mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ
Kính gửi: Ngân hàng ………………………….
– Chi nhánh……………………………………………………….
THÔNG TIN CHUNG
Tên khách hàng: Ngày sinh:
Giấy CMND số Ngày cấp: Nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:
Nơi ở hiện tại (nếu khác với Hộ khẩu thường trú):
Điện thoại nhà: Điện thoại cơ quan:
Di động: Email:
Trình độ học vấn: | Trên đại học/Đại học | Cao đẳng/tương đương | Trung cấp/tương đương | Dưới trung cấp |
Lý lịch tư pháp: | Đã từng có tiền án, tiền sự | Chưa từng có tiền án, tiền sự | ||
Tình trạng sở hữu nhà: | Sở hữu riêng | Ở chung nhà bố mẹ (trừ trường hợp bố mẹ cũng đi thuê) | Nhà thuê | Khác |
Tình trạng hôn nhân: | Có gia đình | Ly dị | ||
Số người trực tiếp phụ thuộc kinh tế: | 2 | |||
VND |
:
Điện thoại nhà: Điện thoại cơ quan:
- VỊ TRÍ CÔNG TÁC, THU NHẬP
Nơi công tác hiện tại:
Địa chỉ nơi công tác:
Thời gian làm trong lĩnh vực chuyên môn hiện tại: năm tháng
Loại hợp đồng lao động:
Không xác định thời hạn Có xác định thời hạn 3 năm
Có xác định thời hạn 1 năm Loại khác
Vị trí công tác tại:
Nhân viên
Cán bộ lãnh đạo
Tổng thu nhập hàng tháng: Trong đó:
Lương hàng tháng: đồng (lương sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân) Thu nhập khác (nếu có):
Liệt kê các nguồn thu nhập đó:
- TÀI SẢN, TÀI KHOẢN VÀ CÁC KHOẢN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Các tài sản đang sở hữu (nếu có):
Loại tài sản | Mô tả tài sản | Giá trị hiện tại (đồng) |
Bất động sản | ||
Ôtô | ||
Xe máy | ||
Tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng | ||
Cổ phiếu, trái phiếu | ||
Khác |
Số tài khoản thanh toán tại ngân hàng …………….:
Các khoản vay hiện thời tại các tổ chức tín dụng khác (bao gồm cả hạn mức thẻ tín dụng nếu có):
STT | Tên tổ chức tín dụng | Hạn mức vay | Dư nợ hiện tại | Thời hạn | Hình thức bảo đảm | ||
Tín chấp Bảo đảm bằng tài sản | |||||||
Tín chấp Bảo đảm bằng tài sản | |||||||
Tín chấp Bảo đảm bằng tài sản | |||||||
Nợ quá hạn (NQH) tại các tổ chức tín dụng: Chưa từng có NQH Đã từng có NQH Đang có NQH
- KHOẢN VAY ĐỀ NGHỊ:
Số tiền vay: . Số tiền b:
Mục đích sử dụng:
Mua đất ở Mua nhà ở gắn liền với đất
Mua nhà chung cư đã có GCNQSH Xây mới nhà ở gắn liền với đất
Bù đắp tiền mua đất ở/ nhà ở gắn liền với đất ở Sửa chữa nhà ở gắn liền với đất
Thông tin về bất động sản:
Địa chỉ:
Diện tích:
Giá trị mua mới/xây mới/sửa chữa:
Thông tin Bên bán (hoặc Nhà thầu xây dựng với trường hợp xây mới/sửa chữa) Tên của bên bán:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Thời hạn vay vốn: tháng
Kỳ hạn trả nợ gốc: Hàng tháng Hàng quý
Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từ vốn vay BĐS của bên vay BĐS của bố mẹ ruột bên vay
Chi tiết bất động sản làm tài sản bảo đảm:
Loại tài sản
Số hiệu, giấy tờ pháp lý
Diện tích
Địa chỉ Giá trị:
- NGUỒN TRẢ NỢ:
Nguồn thu nhập từ lương:
Tôi đang làm việc tại : ……………………………………………………………………………………………………………………
Theo Hợp đồng lao động số: …………………………. ngày …………………… Thời hạn …………………………………..
Từ ngày ……………………… đến ngày …………………………………………………………………………………………….
Nguồn thu nhập khác:
Từ lãi tiết kiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………..
Từ cho thuê bất động sản: ………………………………………………………………………………………………………………
Từ cho thuê tài sản: ………………………………………………………………………………………………………………………..
Từ nguồn khác:……………………………………..Số tiền: ………………………………………………………………
Tổng mức thu nhập hàng tháng như sau:
Tổng thu nhập hàng tháng: ………………………………………………………………………, bao gồm:
+ Tiền lương, thưởng, trợ cấp: ……………………………………………………………………………………………………….
+ Các khoản thu nhập khác: ………………………………………………………………………………………………………….
Số tiền cam kết rút từ thu nhập để trả nợ: …………………………………………………………………………………… Phương thức trả nợ: …………………………………………………………………………………………………………………
Trong mọi trường hợp, Tôi xin cam kết dùng toàn bộ nguồn thu nhập đã kê khai ở mục V nêu trên để trả nợ cho ngân hàng …………..
CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ VAY VỐN:
Hiện tại, tôi/ chúng tôi không có dư nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng.
Tôi/ chúng tôi xin cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của ngân hàng …………… nếu tôi sử dụng vốn vay không đúng như cam kết trong Hợp đồng Tín dụng.
Tôi/ chúng tôi cam kết dùng nguồn thu nhập hàng tháng và các nguồn thu nhập khác để ưu tiên thanh toán các khoản vay và lãi phát sinh cho ngân hàng……………. Trong trường hợp có khó khăn không trả được nợ, ngân hàng …………… có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đồng thời tôi sẽ có trách nhiệm dùng các tài sản và thu nhập khác để trả nợ.
Tôi/ chúng tôi xin cam kết chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về Qui chế Cho vay của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng ……………, và các quy định khác có liên quan.
Tôi/ chúng tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã nêu trong đơn đề nghị này và xin hoàn trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng …………….
Tôi/ chúng tôi cam kết đồng ý cho ngân hàng…………… được sử dụng và cung cấp các thông tin tín dụng của tôi tại ngân hàng …………… cho các tổ chức cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật;
Tôi/ chúng tôi cam kết về việc đã sử dụng vốn tự có/vốn tự thu xếp để phục vụ mục đích mua đất ở/ nhà ở gắn liền với đất ở nêu tại Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ này và hiện nay không vay tại tổ chức tín dụng nào để thanh toán. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng từ cung cấp cho ngân hàng …………….[1]
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết của mình.
Ngàythángnăm Ngàythángnăm
Xác nhận của Đồng sở hữu hoặc Bên thứ ba Người đề nghị có tài sản bảo đảm cho khoản vay (ký và ghi rõ họ tên)
[1] Bổ sung nội dung này trong trường hợp khách hàng vay bù đắp tài chính.
Tải mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022
Mời quý bạn đọc xem trước và tải dưới đây mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022.
Mời bạn xem thêm
- Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào?
- Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?
- Luật đất thổ cư mới nhất
- Đất ở nông thôn lên đất thổ cư có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tại mẫu đơn xác nhận độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xin hổ trợ vay vốn có hai dạng:
+ Vay vốn không cần đảm bảo tài sản: Vay vốn ngân hàng không cần tài sản đảm bảo còn có tên gọi khác là vay tín chấp. Đây là hình thức cho vay không cần tài sản thế chấp. Ngân hàng dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay để quyết định duyệt vay và giải ngân.
+ Vay vốn có đảm bảo tài sản: Vay vốn có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Tài sản bảo đảm khi xin hỗ trợ vay vốn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
Tài sản bảo đảm khi xin hỗ trợ vay vốn có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
Tài sản bảo đảm khi xin hỗ trợ vay vốn có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Giá trị của tài sản bảo đảm khi xin hỗ trợ vay vốn có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.