Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?

17/05/2022
Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?
1194
Views

Chào Luật sư, Hiện tôi đang sở hữu một miếng đất nông nghiệp rộng 1 héc ta giáp ranh sát với Quốc lộ 1A. Do nhu cầu xây dựng nhà ở cho con trai nên tôi đang chuẩn bị tiến hành lên đất thổ cư 100 m2. Tuy nhiên do có sự hạn chế về hiểu biết pháp luật nên tôi đã rất khó khăn trong việc tìm hiểu về vấn đề lên đất thổ cư giá bao nhiêu. Chính vì thế tôi đã tìm đến sự giúp đở của Luật sư. Thưa Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết tên đất thổ cư giá bao nhiêu được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Không chỉ riêng bạn, vấn đề lên đất thổ cư giá bao nhiêu là câu hỏi thắc mắc chung của nhiều người dân Việt Nam; mỗi khi có nhu cầu chuyển đổi từ một loại đất nào đó sang nhóm đất thổ cư. Bởi để được lên đất thổ cư, người dân Việt Nam phải đong một mức phí không phải là rẻ.

Để trả lời cho câu hỏi về lên đất thổ cư giá bao nhiêu của bạn. Luatsu247 chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư là một khái niệm rất hay được nhắc đến trong đời sống mỗi người dân hiện nay, nhưng cũng có thể khẳng định rằng không phải ai cũng hiểu rõ chắc chắn về khái niệm này. Đất thổ cư là một cách gọi truyền thống của đất phi nông nghiệp nằm trong khu dân cư, hay chính là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng phục vụ đời sống xã hội, đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận là đất thổ cư. Như vậy có thể nói ngắn gọn, đất thổ cư chính là một cách gọi khác của đất ở.

Đất thổ cư có thể chia là 02 loại:

  • Đất thổ cư tại nông thôn (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ ONT);
  • Đất thổ cư tại đô thị (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ là ODT).

Đất ở nông nghiệp: Là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý (theo tại 2.1.1 “đất ở tại nông thôn” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT)

Đất ở đô thị: Là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã được thực hiện thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thành phố, thị xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thống kê, kiểm kê vẫn do xã quản lý (tại 2.1.2 “đất ở tại nông thôn” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT).

Lưu ý: Đất ao vườn nằm trong diện tích nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư vẫn được công nhận là đất thổ cư.

Các loại đất có thể chuyển lên đất thổ cư

Chuyển lên đất thổ cư là từ mà người dân thường hay sử dụng để ám chỉ hành vi chuyển từ mục đích sử dụng đất nào đó sang mục đích sử dụng đất thổ cư.

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

Như vậy, đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sẽ được chuyển sang đất ở.

Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?
Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?

Các bước để chuyển lên đất thổ cư?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ/sổ hồng)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại phòng Tài nguyên và Môi trường (nếu địa phương chưa có bộ phận 1 cửa).
Lưu ý: Nếu hồ sơ của bạn cần bổ sung thêm các giấy tờ khác thì trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo để bạn bổ sung.
Bước 3: Sau khi hồ sơ được gửi về phòng Tài nguyên và Môi trường, bộ phận liên quan sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của bạn. Đồng thời bạn cũng được hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Bước 4: Hồ sơ của bạn sẽ được trình lên UBND cấp huyện để duyệt phương án cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính,
Bước 5: Bạn sẽ nhận được quyết định cho phép chuyển đổi sang đất thổ cư sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?

Tiền sử dụng đất phải nộp khi lên đất thổ cư:

Để tính được số tiền lên đất thổ cư giá bao nhiêu; chúng ta cần xác định đất thổ cư sẽ được cấp cho ai?; ai được quyền sử dụng đất thổ cư?

Theo quy định tại Điều 55; và Điều 125 Luật Đất đai; quy định các hộ gia đình và cá nhân sẽ là đối tượng được sở hữu đất ở ;hay còn gọi là đất thổ cư dưới hình thức giao đất có thu tiền với mục đích sử dụng đất ổn định lâu dài. Cá nhân được quyền sử dụng đất thổ cư ở đây bao gồm: cá nhân người Việt Nam; và cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Từ đó ta căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ta xác định:

– Thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 sang làm đất ở;
  • Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

– Thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

– Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

  • Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở: Thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

Tiền sử dụng đất phải nộp = 0 (do không phải nộp tiền sử dụng đất)

Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở: Thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp còn lại)

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) đi tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn thuê đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Tiền thuê đất nộp một lần của thời hạn thuê đất còn lại được xác định theo công thức quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 4 Thông tư 76/2014/TT-BTC.

Giá đất tính thu tiền thuê đất phải nộp một lần của thời hạn thuê đất còn lại được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất nếu diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất ở trong Bảng giá đất tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại.

Đối với trường hợp thửa đất hoặc khu đất có mức giá trị quyền sử dụng đất của diện tích tính thu tiền sử dụng đất cao hơn các mức giá trị nêu trên thì giá đất tính thu tiền thuê đất phải nộp một lần của thời hạn thuê đất còn lại được xác định theo phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư quy định tại Nghị định của Chính phủ về giá đất.

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn thuê đất còn lại)

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tiền sử dụng đất phải nộp = 100% Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP; một số nội dung tại khoản này được hướng dẫn như sau:

  • Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

a) Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

b) Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

c) Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại.

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp)

Lệ phí cấp giấy chứng nhận khi lên đất thổ cư:

Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp giấy chứng nhận mới từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

– Phí thẩm định hồ sơ: Khoản phí thẩm định hồ sơ khi xin chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư sẽ phụ thuộc vào từng tỉnh.

Lệ phí trước bạ khi lên đất thổ cư:

– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

– Cách tính lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

Phí thẩm định hồ sơ khi lên đất thổ cư:

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:

– Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lên đất thổ cư giá bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tại mẫu giấy xác nhận độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đất nông nghiệp bỏ hoang có được lên đất thổ cư ?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình; cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất.
Tuy nhiên, không vì thế mà UBND cấp huyện có toàn quyền quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Tóm lại, dù đất nông nghiệp có đang bỏ hoang hay không; thì người dân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND cấp có thẩm quyền. 

Khi nào được phép từ đất vườn lên đất thổ cư?

Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và chỉ được chuyển nếu có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển sang đất ở nếu có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Có mấy cách tra cứu quy hoạch trước khi thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất thổ cư?

Người dân có thể tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất bằng 03 cách sau đây khi thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất thổ cư:
– Tra cứu thông tin trực tiếp tại xã.
– Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
– Tra cứu trực tuyến.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.