Thưa Luật sư, tôi và người yêu chia tay khi đứa con trong bụng mới được 3 tháng. Tôi có nói với anh ta về đứa bé nhưng anh ta vẫn chuyển đi nơi khác bỏ mặc mẹ con tôi . Sau khi tôi sinh được vài tháng, anh ta có đến gặp tôi và con. Song thái độ của anh vẫn không nhiệt tình chăm sóc con nên tôi nói anh ta không cần phải nhận con. Tôi nói anh ta làm giấy từ chối quyền nuôi con thì anh đồng ý và bảo tôi viết giấy. Vậy công ty cho tôi biết mẫu đơn từ chối quyền nuôi con như thế nào và thủ tục làm sao?
Rất mong nhận được sự phản hôi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là gì?
Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là mẫu đơn do cá nhân ( đương sự trong vụ án ly hôn) lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân) để được giải quyết về việc muốn từ bỏ quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong đơn xin từ bỏ quyền nuôi con phải nêu được những nội dung về thông tin của người làm đơn, thông tin về con và lý do tại sao lại từ bỏ quyền nuôi con,
Mục đích của đơn xin từ bỏ quyền nuôi con
Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là văn bản chứa đựng những nội dung về thông tin của người làm đơn, thông tin về con và lý do tại sao lại từ bỏ quyền nuôi con,…Hơn thế, đơn xin từ bỏ quyền nuôi con còn là cơ sở để cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân) xem xét và giải quyết vấn đề của người làm đơn là muốn từ bỏ quyền nuôi con.
Mẫu đơn từ chối quyền nuôi con
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Điều 15)
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : ” Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình quy định : “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Quy định tại khoản 2 Điều 81 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình còn được áp dụng đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng và có con chung. Trong tình huống của bạn, bạn có trao đổi rằng bạn trai bạn đồng ý để bạn nuôi con và yêu cầu bạn viết đơn. Như vậy theo quy định của pháp luật, bạn có thể làm đơn yêu cầu công nhận thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con chung, về nghĩa vụ cấp dưỡng của bạn trai bạn với đứa bé.
Khoản 2 Điều 33 Luật Tố tụng dân sự quy định :
“2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
- Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.”
Căn cứ vào điểm h khoản 2 Điều 35 Luật Tố tụng dân sự : “Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”
Như vậy theo quy định tại Điều 33 và 35 Luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận nuôi con ngoài giá thú và gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn hoặc bạn trai bạn cư trú
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Mẫu đơn từ chối quyền nuôi con hiện nay“. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời
Câu hỏi thường gặp
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.