Mẫu đơn trình báo mất sổ BHXH năm 2022

09/06/2022
Mẫu đơn trình báo mất sổ BHXH
1292
Views

Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng để ghi chép lại quá trình đóng, hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội, đây cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề; thủ tục liên quan đến bảo hiểm như tự gộp sổ Bảo hiểm Xã hội, trợ cấp thất nghiệp,… Cho nên đây là loại sổ vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc của người lao động. Trong rất nhiều trường hợp người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), làm hỏng hoặc ghi sai thông tin trên sổ. Điều này dẫn đến tình trạng gặp khó khăn khi người lao động muốn làm các thủ tục hưởng các chế độ BHXH, buộc phải làm đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Mẫu đơn trình bày báo mất sổ để đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định 2022 như thế nào? Tìm hiểu ngay tại Luật sư 247:

Mẫu đơn trình báo mất sổ BHXH

Mẫu đơn trình báo mất sổ BHXH
Mẫu đơn trình báo mất sổ BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN TRÌNH BÀY
MẤT SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kính gửi: – Công ty bảo hiểm……………….

– Ông…………………… – Giám đốc công ty bảo hiểm……………………..

(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc những trường hợp cụ thể của bạn)

– Căn cứ…;

– Căn cứ tình hình thực tế.

Tên tôi là:………………………………………………………… Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:……………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………..…………….

Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc sau:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

(Phần này bạn trình bày về việc mất sổ bảo hiểm xã hội, ví dụ:

Ngày…/…./……, trong quá trình di chuyển từ………………… đến…………………, tôi có làm rơi một số giấy tờ cá nhân, trong đó có sổ bảo hiểm xã hội mang tên:

Ông/Bà:……………………… Sinh năm:………….. do……………………. cấp ngày…/…./……

Có giá trị từ ngày…/…./…… đến hết ngày…/…./…..

Sau khi phát hiện bị rơi giấy tờ, tôi có thực hiện việc thông báo tới Công an xã và thực hiện các biện pháp tìm kiếm.

Tuy nhiên, tới nay, tức là ngày…/…/….., tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì về những giấy tờ mà tôi đã đánh rơi, trong đó có sổ bảo hiểm xã hội mà tôi đã nêu trên.

Do vậy, tôi làm đơn này để trình bày với Quý công ty sự việc trên, kính đề nghị Quý công ty có thể cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của tôi trong thời gian tới.)

Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

Bạn có thể tải mẫu đơn tại đây:

Hướng dẫn cách điền:

+ Tại mục kính gửi: Người lao động điền công ty bảo hiểm tại nơi cư trú hoặc tạm trú có đăng ký bảo hiểm; điền vào mục giám đốc công ty bảo hiểm đúng tại nơi gửi hồ sơ, nếu không biết tên có thể bỏ trống;

+ Điền tên theo chữ in hoa đúng với tên đăng ký trên sổ bảo hiểm, năm sinh viết theo đúng 4 chữ số;

+ Điền đúng thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp;

+ Điền đầy đủ, chính xác thông tin về nơi cư trú, thường trú tránh sai sót ở mục này;

+ Trình bày đầy đủ lí do mất sổ, mất trong trường hợp nào; ở đâu; trình bày đúng thông tin trên sổ như tên, năm sinh, do ai cấp và ngày tháng cấp; giá trị sử dụng; nếu không nhớ có thể bỏ trống và nhờ cơ quan lưu trữ tìm kiếm thông tin sổ và điền đúng thông tin trong sổ.

Lưu ý đối với trường hợp cấp lại bảo hiểm xã hội

Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH gồm:

Đối với người tham gia 

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); 
  • Sổ BHXH (đối với trường hợp người lao động bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008);
  • Hồ sơ kèm theo gồm: giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh; chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc đối với trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc.

Đối với đơn vị:

  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) đối với người lao động nộp hồ sơ qua đơn vị.
  • Xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.

Thời hạn giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Sau khi nộp đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cùng với hồ sơ theo quy định đúng với trường hợp xin cấp lại sổ BHXH của mình tới cơ quan BHXH sẽ được xem xét giải quyết. 

Căn cứ vào Quyết định 772/QĐ-BHXH ban hành ngày 15/6/2018 cá nhân và đơn vị thực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH như sau:

Thời hạn giải quyết cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: 

  • Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 
  • Không quá 45 ngày đối với trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi, và phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
  • Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Người lao động/đơn vị thực hiện lập hồ sơ theo quy định. Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Mẫu đơn trình báo mất sổ BHXH. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác minh tình trạng hôn nhân; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; đăng ký nhãn hiệu; trích lục hồ sơ nhà đấtdịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp cụ thể cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất đối với người lao động thế nào?

– Chuyển nơi ở gây thất lạc sổ;
– Chuyển nơi làm việc, không chốt sổ công ty cũ làm thất lạc sổ;
– Công ty chuyển chỗ mới gây thất lạc sổ;
– Nhân sự mới thiếu chuyên môn quản lí làm mất sổ người lao động;
– Điều kiện thời tiết làm hỏng sổ như mưa, bão gây ngập lụt;
– Trong cuộc sống hằng ngày bị cướp giật mất giấy tờ đặc biệt là sổ bảo hiểm (nếu mang theo);
– Hỏa hoạn tại nơi người lao động sinh sống;
– Hỏa hoạn tại công ty nơi lưu trữ sổ.

Điều kiện để trình báo mất sổ, cấp lại sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

Các hình thức nộp trình báo mất sổ để cấp lại bảo hiểm xã hội là gì?

Trường hợp nộp hồ sơ giấy: Người lao động/đơn vị có thể nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị sử dụng lao động thực hiện thủ tục về cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thực hiện lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.