Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình mới 2022

31/10/2022
Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình
432
Views

Hiện nay, chuyện vợ chồng nhưng có người thứ ba xen vào diễn ra rất phổ biến. Khi đó, nhiều người muốn tố cáo hành vi phá hoại hành phúc gia đình của người thứ ba nhưng không biết Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình năm 2022 như thế nào? Cách viết Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình ra sao? Thủ tục tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình? Người có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử phạt như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là phá hoại hạnh phúc gia đình?

Phá hoại hạnh phúc gia đình là hành vi của cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có các hành vi làm cho gia đình bị tan vỡ, tổn hại đến tình cảm gia đình mà chủ yếu ở đây là tình cảm vợ chồng.

Hành vi phá hoại đó có thể là của người vợ hoặc người chồng đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp. Hoặc hành vi của người khác đối với người vợ, người chồng đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn là người đang có vợ, có chồng mà có quan hệ tình cảm với người khác hoặc người biết một người đang có vợ, có chồng mà vẫn có quan hệ tình cảm với người đó.

Trước khi tìm hiểu về Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình thì cần nắm được khái niệm phá hoại hạnh phúc gia đình như đã nêu ở trên.

Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình
Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình

Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình năm 2022

Cách viết mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình

Thực tế hiện nay một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn nứt tình cảm gia đình đó là việc ngoại tình. Để bảo vệ hạnh phúc gia đình thì vợ hoặc chồng thường viết đơn tố cáo hành vi đó. Cách viết đơn tố cáo người thứ 3 như sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ là nội dung không thể thiếu trong đơn; ngày tháng năm viết đơn;

– Tên đơn: Tên đơn thường viết in hoa có dấu, ví dụ: ĐƠN TỐ CÁO NGOẠI TÌNH

– Kính gửi: Kính gửi Công an quận/huyện; Ủy ban nhân dân xã phường;

– Thông tin người viết đơn như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, địa chỉ cư trú,…

– Nội dung đơn: Trình bày ngắn gọi nội dung vụ việc, trình bày cụ thể hành vi của đối tượng được cho là ngoại tình;

– Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn: Ví dụ bằng chứng ngoại tình thu thập được như hình ảnh, video, tin nhắn, ghi âm,…

– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.

Thủ tục tố cáo hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình như thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn tố cáo theo mẫu đã được hướng dẫn ở trên.
  • Các giấy tờ về nhân thân của người tố cáo và người bị tố cáo như CCCD, CMND, sổ hộ khẩu,…
  • Những tài liệu, bằng chứng chứng minh hành vi phá vỡ hạnh phúc gia đình như: Video, clip, hình ảnh, nội dung tin nhắn trao đổi giữa các bên

Quy trình xử lý:

  • Cơ quan tiếp nhận lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (có thể ghi âm/ghi hình có âm thanh). Trường hợp không thuộc thẩm quyền, Viện kiểm sát phải chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền
  • Trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận cho Viện kiểm sát.
  • Đồng thời, trong vòng 17 ngày sau đó, cơ quan này phải kiểm tra, xác minh và ra 1 trong các quyết định: khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. (Có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp).

Người có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử phạt như thế nào?

Người đang có chồng có vợ mà chung sống với nhau như vợ chồng với người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về ly hôn, kết hôn và vi phạm chế độ hôn nhân gia đình một vợ một chồng. Lỗi vi phạm này được quy định trong Điều 59 của Nghị định số 82/2020. Cụ thể:

Xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm chế độ một chồng, một vợ:

Theo Khoản 1 điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Đang có chồng hoặc đang có vợ mà kết hôn với người khác, chưa có chồng hoặc chưa có vợ mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc đang có chồng;

b) Đang có chồng hoặc đang có m vợ à chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có chồng hoặc chưa có vợ mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc đang có chồng;

– Phân tích quy định pháp luật:

Tại điểm a, điểm b mức phạt đối với người chồng, người vợ vi phạm chế độ hôn nhân.

Điểm c mức phạt người thứ ba vi phạm, chen chân vào cuộc sống hôn nhân của người khác.

Như vậy trong hành vi thực hiện đã đủ để xác định mức vi phạm hành chính. Ở đây, không cần phải có hậu quả xảy ra trên thực tế. Theo đó, chủ thể vi phạm những hành vi trên sẽ phải chấp hành xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi cụ thể để quyết định mức phạt sẽ dao động từ 03 triệu đến 05 triệu đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Hành vi cấu thành tội phạm và có hậu quả xảy ra trên thực tế có thể cấu thành tội phạm hình sự, theo đó:

– Quy định pháp luật:

Căn cứ Điều 182, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó tùy vào tính chất và với độ mà người phạm tội có các hình phạt khác nhau, cụ thể như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có chồng, có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho chồng, vợ hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền về hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng trái với chế độ một chồng, một vợ mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Nếu thực hiện những hành vi như mô tả ở điều luật bên trên, người thực hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có thể cấu thành tội phạm. Theo đó, thậm chí có thể phải ngồi tù lên đến 03 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Bởi hành vi phá hoại hạnh phúc của họ đủ cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể, người phụ nữ đó sẽ phải chịu mức phạt tương ứng. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, hồ sơ đăng ký lại khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nào được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác?

Các hành vi được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, bao gồm:
– Người đang có chồng, có vợ mà lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
– Người chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng;
– Kết hôn hoặc sống chung với nhau như vợ chồng với người cùng trực thuộc dòng họ; bố mẹ nuôi, con nuôi,…

Nộp hồ sơ tố cáo người khác phá hoại gia đình ở đâu?

Người tố cáo có thể lựa chọn một trong những cơ quan sau đây để tiến hành nộp hồ sơ tố cáo, tố giác tội phạm:
Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát các cấp;
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Thời hạn giải quyết tố cáo người khác phá hoại hạnh phúc gia đình là bao lâu?

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.