Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em năm 2022

20/07/2022
613
Views

Trong những năm gần nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình, trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ… diễn ra thường xuyên hơn, đến mức phải báo động. Không còn xa lạ khi dư luận xã hội buộc phải lên tiếng đối với những hành vi bạo hành trẻ em như thế này. Theo thống kê, trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 4.000 vụ đánh đập, ngược đãi, bạo hành trẻ em. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em là gì?

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi của người bạo hành theo quy định của pháp luật. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.

Thế nào là bạo hành trẻ em?

Bạo hành trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em
Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em để làm gì?

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất để tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em. Mẫu đơn nêu rõ nội dung tố cáo, người làm đơn…

Hướng dẫn soạn đơn tố cáo bạo hành trẻ em?

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007).

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).
  • Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạcđánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)
  • Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)
  • Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em
Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em

Quy định của pháp luật về bạo hành trẻ em?

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

  • Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
  • Không phân biệt đối xử với trẻ em.
  • Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
  • Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
  • Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em

  • Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
  • Bỏ mặc, bỏ rơi, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  • Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  • Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  • Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  • Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
  • Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
  • Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
  • Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
  • Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
  • Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
  • Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
  • Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, Đổi tên căn cước công dân mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi bạo hành trẻ em sẽ xử lý như thế nào ?

Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện nay gia đình bạn đang nghi ngờ con mình bị cô giáo đánh dẫn đến có vết bầm tím trên người. Và bạn đang thắc mắc đó có phải hành vi “Bạo hành” hay không. Hiện nay theo khoản 5 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định:
 “5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.”

Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em cụ thể là gì ?

Điều 12 Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền trẻ em:
“Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.”
Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đối với sức khỏe của trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 03 năm tù (điểm e, khoản 1 Điều 134 BLHS)
Tội giết người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (điểm b, khoản 1, Điều 123 BLHS).

Cách xử lý hành vi bạo lực gia đình ?

Những hành vi bạo lực gia đình theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lức thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.