Hiện nay, với tính chất đặc biệt của mình mà việc sử dụng, khai thác, mua bán đất cũng trở nên khó khăn bởi những thủ tục khắt khe, chặt chẽ của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất được rõ ràng, có quy hoạch, tránh lãng phí đất. Bên cạnh đó, những vụ tranh chấp liên quan đến đất cũng đang ngày càng trở thành chủ đề nóng với mức độ tranh chấp gay gắt bởi đất luôn là tài sản có giá trị lớn. Chính vì vậy mà hiện nay, một trong những lĩnh vực mà tòa án đảm nhận liên quan đến đất đai bởi số lượng đơn kiện đòi lại đất khá lớn. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Mẫu đơn kiện đòi lại đất
Mẫu đơn kiện đòi lại đất đai được hiểu là văn bản trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gửi tới tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho đương sự.
Một Mẫu đơn kiện đòi lại đất đúng chuẩn phải đảm bảo được các nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện đòi lại đất
- Tên tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
- Tên, nơi cư trú và làm việc của người bị khởi kiện
- Tên, nơi cư trú của người có quyền, nghĩa vụ liên quan
Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất
Mời bạn tham khảo mẫu đơn dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Về việc đòi lại đất đai
Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………
Người khởi kiện:
Họ và tên: ……………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………….
CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :……………………….
Địa chỉ: ……………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện:
Họ và tên: ……………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………….
CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :……………………….
Địa chỉ: ……………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)
Họ và tên: ……………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………….
CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :……………………….
Địa chỉ: ……………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Nay tôi viết đơn này yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:
(Nêu cụ thể từng vấn đề liên quan đến đòi lại đất đai yêu cầu Tòa án giải quyết)
………………………………………………….
………………………………………………….
Người làm chứng (nếu có):
Họ và tên: ……………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………….
CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :……………………….
Địa chỉ: ……………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
- ………………………………………………….
- ………………………………………………….
Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)
Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
Người khởi kiện
( Ký và ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn viết mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
Để có thể điền được mẫu đơn kiện đòi lại đất đúng và chính xác thì bạn không nên bỏ qua những lưu ý mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây.
- Cần phải ghi một cách chi tiết, rõ ràng, chính xác các thông tin về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc khởi kiện đòi lại đất đai để tòa án có thể tiến hành giải quyết một cách triển để
- Xác định chính xác các nội dung tranh chấp và những yêu cầu mà nguyên đơn mong muốn tòa án giải quyết liên quan đến việc đòi lại đất đai
- Khi trình bày nội dung khởi kiện thì cần phải ghi rõ nguồn gốc, nguyên do phát sinh tranh chấp, thực trạng, hậu quả, những cứ cứ liên quan có kèm theo chứng minh quyền và lợi ích đang bị xâm phạm. Từ việc ghi rõ nội dung tranh chấp trong đơn khởi kiện sẽ là căn cứ rõ ràng để tòa án chấp nhận đơn khởi kiện, thụ lý và tiến hành giải quyết. Tránh trình bày một cách chung chung dẫn đến tòa án yêu cầu bổ sung sửa đổi đơn khởi kiện gây mất thời gian.
- Việc ký đơn khởi kiện nên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự quy định đối với người viết đơn hoặc người viết đơn là đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã là gì
- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất – Tải xuống và xem trước”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản đang tranh chấp
Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết về tranh chấp đất đai như sau:
– Tiến hành hòa giải cơ sở: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.