Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại mới nhất

27/03/2022
Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại chính xác nhất hiện nay
1163
Views

Khi muốn khởi kiện đối với những tranh chấp thương mại, thời điểm mà chủ thể được quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật là 02 năm. Trong đó hồ sơ khởi kiện phải thật đầy đủ, trong đó Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là không thể thiếu. Mẫu đơn khởi kiện nêu rõ bên khởi kiện, bên bị kiện, nội dung khởi kiện… Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại chính xác nhất hiện nay quy định ra sao? Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Căn cứ pháp lý

Vụ án kinh doanh thương mại là gì?

Theo Điều 285 Luật Thương mại 2005, tranh chấp thương mại có thể được hiểu là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt đồng thương mại. Theo đó tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

  • Mua bán hàng hóa;
  • Cung ứng dịch vụ;
  • Đầu tư;
  • Xúc tiến thương mại;
  • Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại mới nhất

Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2015; các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp theo một trong những hình thức sau:

  • Thương lượng giữa các bên.
  • Hòa giải giữa các bên do một cơ quan; tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài; cần phải lưu ý xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp; những tranh chấp thương mại nào thuộc thẩm quyền của tòa án; tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại gồm những nội dung nào?

Mẫu đơn khởi kiện tại Tòa án bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Họ tên, thông tin của người khởi kiện;
  • Họ tên, thông tin của người bị kiện;
  • Những yêu cầu muốn Tòa án giải quyết;
  • Thông tin người làm chứng (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo;
  • Những thông tin khác phục vụ cho yêu cầu khởi kiện.

Tải xuống mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại mới nhất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại

Đối với tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại, trình tự thủ tục giải quyết như sau:

  1. Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
  2. Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết;
  3. Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài;
  4. Mở phiên họp giải quyết tranh chấp;
  5. Phán quyết của Hội đồng trọng tài.

Đối với tranh chấp thương mại được giải quyết tại Tòa án, trình tự thủ tục giải quyết giống như giải quyết tranh chấp dân sự, bao gồm các bước sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi tại tòa án có thẩm quyền.
  2. Nếu xét thấy vụ án thuộc đúng thẩm quyền thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  3. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
  5. Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đã thụ lý vụ án.
  6. Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.
Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại mới nhất

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại

Bước 1: Thẩm quyền theo vụ việc

Xác định thẩm quyền theo vụ việc là ta xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hay không. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo vụ việc từ Điều 26 đến Điều 34. Cụ thể:

  • Tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 3 Điều 26;
  • Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo Điều 30;
  • Tranh chấp hợp đồng lao động theo Điều 32.

Bước 2: Thẩm quyền theo cấp xét xử

Luật tổ chức Tòa án nhân dân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án thành các cấp như sau:

  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh);
  • Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện);
  • Tòa án quân sự.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bước 3: Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng về dân sự, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Bước 4: Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết:

  • Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú; làm việc; trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại chính xác nhất hiện nay“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại được tiến hành khi nào?

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Có hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí xin cấp lại đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
– Chủ sở hữu doanh nghiệp không thuộc diện cấm góp vốn đầu tư kinh doanh.

Thủ tục cấp lại đăng ký kinh doanh thực hiện trong những trường hợp nào?

Các trường hợp doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục cấp lại đăng ký kinh doanh; bao gồm:
– Đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác
– Đăng ký kinh doanh cấp mới bị sai thông tin
– Trường hợp doanh nghiệp kê khai thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực, chính xác
– Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.