Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong quá trình tòa án giải quyết ly hôn, nếu thấy có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp thì công dân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết vụ việc. Làm thế nào để khiếu nại ly hôn? Mẫu đơn khiếu nại ly hôn được trình bày như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị định 124/2020/NĐ-CP
- Luật khiếu nại 2011
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Khiếu nại ly hôn là gì?
Căn cứ khoản 14, Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau được hết tất cả những nội dung có liên quan khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận ra phán quyết dưới hình thức quyết định. Còn nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì tòa sẽ ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận được đơn khiếu nại, chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không, sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan.
Như vậy, khiếu nại ly hôn là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định ly hôn, phán quyết ly hôn của tòa án khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc phán quyết đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hình thức khiếu nại ly hôn
– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
– Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trình tự thực hiện thủ tục khiếu nại ly hôn
Giải quyết khiếu nại lần đầu:
Căn cứ theo Điều 7, Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại. Thời hạn khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền. Theo đó. người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 4: Tổ chức đối thoại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Giải quyết khiếu nại lần hai:
Căn cứ theo Điều 7, Luật Khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1: Nộp đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời hạn giải quyết 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Theo đó, người giải quyết khiếu nại lần hai thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai.
Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai.
Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
Lưu ý: Thủ tục khiếu nại ly hôn được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Luật Khiếu nại 2011 và quy định pháp luật khác có liên quan
Có được ủy quyền khiếu nại ly hôn không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP thì người khiếu nại có thể ủy quyền khiếu nại trong các trường hợp sau:
– Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
– Người khiếu nại được ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Lưu ý:
- Việc ủy quyền tại phải thực hiện bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng.
- Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo mẫu.
- Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện.
Mẫu đơn khiếu nại ly hôn
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net liên quan đến Mẫu đơn khiếu nại ly hôn. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, công ty tạm ngưng kinh doanh, hồ sơ thành lập công ty, hồ sơ xuất khẩu lao động…Vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Đất bao nhiêu mét vuông thì được tách thửa năm 2022
- Đất thổ cư không được cấp phép xây dựng năm 2022
- Xây nhà không phép trên đất thổ cư bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
– Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Khiếu nại 2011:
– Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
– Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.