Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới năm 2022

23/05/2022
Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian
792
Views

Lấn chiếm không gian đất đai đai là vấn đề thường xuyên xảy ra trong đời sống hàng ngày. Việc tranh chấp thường nảy sinh do chưa phân rõ ranh giới về đất đai, thiếu kiến thức pháp luật về đất đai, do lòng tham… trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc lấn chiếm không gian đất đai, nếu thấy có sai phạm trong quá trình giải quyết cũng như là quyết định đưa ra thì công dân có quyền được khiếu nại. Thủ tục khiếu nại lấn chiếm không gian đất và đơn khiếu nại lấn chấm không gian đất được thực hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Khiếu nại lấn chiếm không gian đất?

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định tại  khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận được đơn khiếu nại, chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không, sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan.

– Theo pháp luật hiện hành, đơn khiếu nại lấn chiếm không gian là loại văn bản được người khiếu nại dùng để khiếu nại về việc lấn chiếm không gian phát sinh khi khoảng không gian nằm trong diện tích đất của mình bị lấn chiếm bất hợp pháp.

– Khi người sử dụng đất bị chiếm dụng không gian một cách bất hợp pháp từ những chủ thể khác thì người sử dụng đất hoàn toàn có quyền khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

– Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian sẽ dùng để thông báo và thể hiện yêu cầu của người sử dụng đất nêu ra việc lấn chiếm không gian cũng như yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Giải quyết khiếu nại lấn chiếm không gian đất

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai theo Điều 204 Luật Đất đai 2013

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Về trình tự được quy định tại Điều 7 của Luật khiếu nại 2011 như sau:

– Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

– Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
  • Trong trường hợp UBND cấp xã không giải quyết khiếu nại, bạn có thể thực hiện việc khiếu nại lên UBND huyện. Hoặc thực hiện khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất. 
Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian
Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian

Quy định của pháp luật dân sự về khoảng không gian đất

Quy định của pháp luật dân sự hiện hành về quyền bề mặt của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác:

Điều 269. Hiệu lực của quyền bề mặt

Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều 270. Thời hạn của quyền bề mặt

1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.

2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

Điều 271. Nội dung của quyền bề mặt

1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.

Điều 272. Chấm dứt quyền bề mặt

Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.

2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.

3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.

4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.

5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Điều 273. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.

Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

Quy định về khoảng không trên đất

Căn cứ theo Khoản Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 thì khoảng không gian trên đất được quy định như sau:

  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khoảng không gian theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất sẽ thuộc sở hữu của người có quyền sở hữu thửa đất đó.

Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net liên quan đến Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian. Quý khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về mẫu đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất, đất thổ cư, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, bảo hiểm xã hội,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại lấn chiếm không gian đât là bao lâu?

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý

Lấn chiếm khoảng không thuộc ngõ đi chung có bị sao không?

– Đối với những thửa đất liền kề không có lối ra, chủ sở hữu của các thửa đất thường thỏa thuận dành ra lối đi chung, tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp những cá nhân xây dựng ban công, mái che, cửa sổ,…lấn chiếm phần không gian bên trên ngõ đi chung.
– Tương tự như hành vi lấn chiếm khoảng không trên đất người khác, hành vi lấn chiếm khoảng không thuộc lối đi chung vi phạm những quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và Điều 174 Bộ luật dân sự 2015.
– Hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể là:
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.