Xin chào Luật sư 247. Tôi đang làm việc tại một công ty phần mềm, thời gian làm việc đã được 5 năm. Sắp tới sắp hết hạn hợp đồng với công ty, tuy nhiên tôi có mong muốn, nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại công ty. Tôi có thắc mắc rằng quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng lao động như thế nào? Tôi có thể đề nghị ký tiếp hợp đồng với công ty không? Nếu có, Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động được soạn thảo như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Có mấy loại hợp đồng lao động?
Hiện nay, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn, đến thời điểm hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
Các trường hợp được ký hợp đồng làm việc.
Đối với Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
Loại hợp đồng này chỉ áp dụng với 03 nhóm đối tượng sau đây:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020.
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với Hợp đồng làm việc xác định thời hạn
Loại hợp đồng này áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020 (trừ đối tượng thuộc diện ký hợp đồng không xác định thời hạn).
Trong hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi đó.
Mục đích của mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động?
Khi thời hạn hợp đồng lao động sắp hết thời hạn, người lao động có nhu cầu, mong muốn tiếp tục được làm việc ở đơn vị cũ thì sẽ viết đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động nhằm mục đích đề nghị cơ quan xem xét việc tiếp tục để viên chức ký tiếp hợp đồng, tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tại. Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động là phương thức để truyền đạt nguyện vọng của người viết đơn đến với chủ thể sử dụng viên chức, bên nhận đơn sẽ xem xét nguyện vọng cũng như tình hình thực tế để quyết định đồng ý hay không đồng ý cho viên chức ký tiếp hợp đồng.
Tải xuống mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động.
Hướng dẫn viết đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động.
Đối với phần mở đầu của đơn đề nghị giúp đỡ: người viết sẽ trình bày các nội dung cơ bản như sau: Quốc hiệu được trình bày theo thể thức (Viết chữ in hoa và bôi đậm, được viết trên cùng và căn giữa tờ đơn), tiêu ngữ được viết theo thế thức (Viết dưới dòng Quốc hiệu và in đậm, căn giữa không viết in hoa, viết hoa các chữ cái đầu tiên trong mỗi cụm từ).
Đối với phần thông tin của người viết đơn thì người viết cần phải cung cấp thông tin về tên, tuổi, nơi ở, số điện thoại liên hệ, email (Nếu có) một cách chính xác
Đối với tên của đơn vị, tổ chức thi cần ghi tên của tổ chức, ghi rõ mã số thuế của tổ chức nhận đơn, ghi rõ địa chỉ của trụ sở chính mà bạn gửi đơn, ghi rõ tên của người đại diện tổ chức theo pháp luật dựa vào giấy phép hoạt động kinh doanh và các điều lệ
Đối với thông tin của người viết đơn thi cần phải ghi rõ các thông tin về ngày tháng năm sinh, số CMND/Căn cước/Hộ chiếu, ghi rô ngày cấp và thời hạn của các loại giấy tờ này, ghi rõ địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn, ghi rõ các thông tin liên hệ, Người viết đơn cần ghi rõ thông tin cơ bản của mình: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với tên của tờ đơn thì sẽ trình bày cần giữa tờ đơn, viết chữ in hoa và bôi đậm, cỡ chữ là cỡ chữ to nhất của tờ đơn để làm nổi bật lên nội dung chính của loại văn bản mã bạn gửi.
Trong phần nội dung thì các bạn sẽ cần phải trình bày rõ các nội dung chính một cách xúc tích, dễ hiếu để giúp cho người đọc có thể hiểu được người viết đơn đang muốn đề nghị giúp đỡ về việc gì. Cho nên các bạn hãy nghiên cứu và trình bày rõ những vấn đề thuộc về nội dung của tờ đơn đề nghị giúp đỡ sao cho chuẩn và đầy đủ, không thiếu để cơ quan nhận đơn có thể nằm rõ về các vấn đề của tờ đơn.
Phần tóm tắt nội dung: Nội dung của đơn người viết đơn phải nêu rõ lý do và nguyện vọng được tiếp tục ký kết hợp đồng, tiếp tục làm việc tại cơ quan.
Người viết đơn phải ghi rõ hợp đồng làm việc trước đấy, công việc được giao, chức danh nghề nghiệp, bậc lương và hệ số lương, ngày bắt đầu và ngày hết hạn hợp đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đơn đề nghị ký tiếp hợp đồng lao động là văn bản được người lao động soạn thảo gửi đến người có thẩm quyền tại công ty, đơn vị với mong muốn tiếp tục ở lại làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn
Theo quy định hiện hành, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 , hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.