Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội

11/05/2022
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội
1124
Views

Hỗ trợ xã hội là một chính sách rất nhân văn và cao đẹp của Nhà nước nhằm giúp đỡ các đối tượng khó khăn ổn định cuộc sống. Những đối tượng được hưởng chính sách trên không chỉ được quan tâm về mặt tài chính trong đời sống như trợ cấp xã hội hàng tháng; cấp thẻ BHYT;… mà còn được quan tâm về mặt an nghỉ; tâm linh; thông qua chính sách hỗ trợ chi phí mai táng. Vậy những đối tượng nào sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng? Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng ra sao? Hồ sơ, thủ tục như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết: “Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội năm 2022“. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 20/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Những đối tượng nào được hỗ trợ chi phí mai táng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP; những đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:

  • Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; như: trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ; người cao tuổi từ đủ 80 tuổi không có lương; trợ cấp BHXH hàng tháng; trợ cấp xã hội hàng tháng;…
  • Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
  • Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng; trợ cấp hàng tháng khác.

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền; đề nghị về việc hỗ trợ kinh phí mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Đơn đề nghị là thành phần bắt buộc trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ mai táng; nội dung đơn nêu rõ thông tin người mất được mai táng; đề nghị được hỗ trợ và có xác nhận của Trưởng thôn; Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn.

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội

– Phần kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn): Ghi thông tin Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi gửi đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng;

– Phần thông tin cá nhân của người soạn thảo đơn:

  • Mục họ tên: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
  • Mục Xã(phường, thị trấn)…huyện(TP), Tỉnh Ghi theo đúng địa chỉ thường trú
  • Có quan hệ với người chết: Ghi rõ quan hệ. Ví dụ: Quan hệ cha – con, mẹ con,…
  • Đã đứng ra tổ chức lễ tang cho : Ghi họ tên người mất được mai táng … là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã qua đời ngày……tháng…..năm20…   tại ……….. (giấy chứng tử số… Ngày…tháng…. Năm 20… do UBND xã ….cấp).

– Lời cam đoan;

– Người viết đơn kỹ và ghi rõ họ tên;

 – Xác nhận thông tin.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội

Đơn xin hỗ trợ kinh phí mai táng được soạn thảo nhằm mục đích đề nghị đến cấp cơ quan có thẩm quyền xử lý và hỗ trợ mai táng phí đối vơi những trường hợp được hưởng chế độ hỗ trợ.

Đơn đề nghị là cũng được coi như một thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trường hợp cá nhân mất được hưởng hỗ trợ mai táng phí. Là căn cứ kèm theo hồ sơ đề nghị hỗ trợ để xét duyệt và hỗ trợ.

Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn này!

Có thể bạn quan tâm:

Mức hỗ trợ chi phí mai táng là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 là đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn.

Trong đó; mức chuẩn được quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội; mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách; tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét; điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội; mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Trường hợp đối tượng này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau; thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức; hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04;
  • Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
  • Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng; trợ cấp hàng tháng khác.

Thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm các bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ: Cá nhân, cơ quan; đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ đầy đủ các giấy tờ như phân tích trên; sau đó gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Bước 2: Giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Bước 3: Trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hưởng chế độ mai táng phí đối với người có công với cách mạng?

Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn;
Bước 2: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ);
Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng ký xác nhận trình Sở LĐTBXH giải quyết;
Bước 4: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội trả kết quả cho công chức cấp xã.

Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội của cơ quan nào?

Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.

Đối tượng bảo trợ xã hội có được cấp thẻ BHYT không?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP; Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.