Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu mới năm 2022

11/05/2022
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu mới nhất năm 2022
557
Views

Rượu là một loại hàng hóa đặc biệt; vừa có mặt tích cực và vừa có mặt tiêu cực đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy mà khâu sản xuất hay xuất nhập khẩu hàng hóa được Nhà nước quản lý chặt chẽ. Đặc biệt là trong khâu sản xuất; không phải bất cứ cơ sở kinh doanh nào cũng có thể sản xuất rượu; và lượng rượu mà các cơ sở được phép sản xuất là bao nhiêu? Nhiều người vẫn còn chưa nắm được vấn đề này. Sau đây; Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu mới năm 2022” để giải đáp được phần nào các thắc mắc trên và tải xuống mẫu đơn này!

Cơ sở pháp lý

Nghị định 105/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Điều kiện cấp giấy phép sản xuất rượu

Hoạt động sản xuất rượu là hoạt động kinh doanh có điều kiện; để được cấp giấy phép sản xuất rượu cơ sở sản xuất phái đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất rượu công nghiệp như sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
  • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

Để tiến hành hoạt động sản xuất rượu công nghiệp, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết trên, sau đó tiến hành soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rượu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin xét duyệt.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu

Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp phép sản xuất rượu. Nội dung đơn bao gồm những thông tin về cơ sở sản xuất, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,….

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu

(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép.

Tên doanh nghiệp: Ghi đầy đủ tên doanh nghiệp như trên giấy phép kinh doanh được cấp.

Trụ sở giao dịch, địa điểm sản xuất: Ghi theo địa chỉ trụ sở giao dịch và địa điểm sản xuất hiện tại ( chú ý ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

(2): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(3): Ghi công suất thiết kế (lít/năm).

Lời cam đoan của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

Tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn này.

Thủ tục đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc bản sao một trong các giấy chứng nhận sau: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
  • Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
  • Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp; Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ; trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu mới năm 2022. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là bao lâu?

Theo quy định của pháp luật; thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu?

– Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu
– Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.

Sau khi đã cấp giấy phép sản xuất rượu có sửa đổi được không?

Trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép; thương nhân phải gửi hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi; bổ sung về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép (01 bộ) bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao giấy phép đã được cấp;
+ Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.