Danh sách thành viên công ty hợp danh là một trong những tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay pháp luật doanh nghiệp đã có hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách này. Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu danh sách thành viên công ty hợp danh tại bài viết dưới đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Công ty hợp danh là gì?
Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên công ty hợp danh gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Thường được thành lập và hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; dựa nhiều vào danh tiếng của cá nhân như các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, …
Thành viên công ty hợp danh được quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp về thành viên được quy định như sau:
Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Nhưng có sự phân chia thành viên gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân; phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn thành viên góp vốn không bị giới hạn chủ thể; chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Vì đây là dạng công ty đối nhân; nghĩa là hoạt động kinh doanh dựa trên danh nghĩa và tên tuổi của các thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh sẽ cùng điều hành và quyết định hoạt động kinh doanh; mà không phụ thuộc vào vốn góp của các thành viên như trong công ty cổ phần. Do đó, loại hình doanh nghiệp này không được phát hành chứng khoán. Bởi phát hành chứng khoán là việc chào bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,… Đây là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp; nếu cho phép phát hành chứng khoán sẽ làm thay đổi cấu trúc và bản chất của loại hình doanh nghiệp này.
Tải xuống Mẫu danh sách thành viên công ty hợp danh.
Danh sách thành viên Công ty hợp danh theo Phụ lục I-9 ban hành kèm theo Thông tư mới nhất về đăng ký doanh nghiệp – Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.
Cách điền Danh sách thành viên công ty hợp danh.
1. Cột vốn góp
Ghi tổng giá trị phần vốn góp cổ phần của từng thành viên
Tài sản hình thành tổng giá trị phần vốn góp của từng thành viên cần được liệt kê cụ thể:
- Tên loại tài sản góp vốn;
- Số lượng từng loại tài sản góp vốn;
- Giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn;
- Thời điểm góp vốn của từng loại tài sản;
- Giá trị phần vốn góp ghi bằng số theo đơn vị VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có.
2. Cột thời điểm góp vốn
- Thời điểm góp vốn là thời điểm thành viên dự kiến hoàn thành việc góp vốn khi đăng ký thành lập mới;
- Trường hợp đăng ký tăng vốn điều lệ, thời điểm góp vốn là thời điểm thành viên hoàn thành việc góp vốn;
- Các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên, thành viên không cần kê khai thời điểm góp vốn.
3. Cột chữ ký của thành viên
Chỉ yêu cầu đối với trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài thì chữ ký là của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
4. Phần ký, ghi rõ họ tên
Người đại diện theo pháp luật của công ty ký trực tiếp vào phần này.
Quy trình, thủ tục thực hiện thành lập công ty hợp danh.
Bạn có thể tham khảo thêm một số đặc điểm riêng của Công ty Cổ phần và Công ty TNHH so với Công ty hợp danhqua video sau đây:
Bước 1: Soạn hồ sơ.
Để thực hiện thủ tục thành lập Công ty hợp danh bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty hợp danh);
- Điều lệ Công ty hợp danh;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
- Danh sách thành viên.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nới bạn dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay phương thức này đã không còn được áp dụng.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Sau khi nộp xong hồ sơ, Bạn sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả.
Theo lịch trên giấy hẹn, bạn quay trở lại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:
- Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
- Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định cảu pháp luật. Bạn thực hiện sửa đổi bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn này rồi nộp lại hồ sơ như ở Bước 2.
Bước 4: Thủ tục sau thành lập.
Việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu trong việc đưa Công ty của bạn đi vào hoạt động. Sau đó, bạn còn phải thực hiện hàng loạt những thủ tục sau đây:
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng)
- Thủ tục thuế sau thành lập :
- Tờ khai môn bài và nộp lệ phí môn bài
- Thông báo phát hành hóa đơn
- Đề nghị đặt in hóa đơn
- Thuế kiểm tra trụ sở công ty
- ….
- Bảo hộ nhãn hiệu (nếu bạn có nhu cầu)
- Thông báo Website (nếu công ty bạn có website bán hàng)
- ….
Sau khi thực hiện những thủ tục này, Công ty của bạn mới có thể đi vào hoạt động bình thường.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu danh sách thành viên công ty hợp danh mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình tổ chức quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc ( tổng giám đốc).
– Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh.
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên được phân chia tương ứng với thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Theo đó, thành viên góp vốn không có quyền điều hành, quyết định các vấn đề hoạt động kinh doanh của công ty; mà quyền đó được trao cho thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh nguồn vốn của công ty có được nhờ một phần vốn góp của các thành viên góp vốn, do đó, để giảm thiểu thiệt hại đối với các thành viên góp vốn, pháp luật quy định thành viên hợp danh bị hạn chế trong một số hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Một người có thể là thành viên hợp danh của 2 công ty hợp danh nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.