Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?

19/05/2022
Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?
787
Views

Tôi đang chấp hành án trong tù. Do không có nhu cầu sử dụng nên tôi muốn bán căn nhà của mình cho người khác. Hiện tôi vẫn độc thân. Vậy cho hỏi tôi có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện việc bán nhà được không? Thủ tục thực hiện việc ủy quyền này như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Người chấp hành án phạt tù bị hạn chế một số quyền cá nhân so với những người khác. Họ không thể tự do đi lại, nê cũng khó khăn trong việc thực hiện một số quyền. Vậy người đang chấp hành án phạt tù có thể ủy quyền cho người khác hay không? Điều kiện ủy quyền mua bán nhà ở là gì? Thủ tục ủy quyền mua bán nhà ở với người đang chấp hành án phạt tù như thế nào? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về người chấp hành án phạt tù

Người chấp hành án phạt tù là ai?

Người chấp hành án phạt tù còn được gọi cái tên khác là phạm nhân.

Theo Khoản 1, 2 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:

“1.Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.

2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Theo đó có thể hiểu: Người chấp hành án phạt tù hay phạm nhân là người bị Tòa án ra quyết định phải chấp hành hình phạt tù; và phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo trong cơ sở giam giữ; để họ trở thành người có ích cho xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù

Theo Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019; thì phạm nhân có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của người chấp hành án phạt tù

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khácthì phải bồi thường.

Quy định của pháp luật về ủy quyền

Ủy quyền là gì?

Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Ủy quyền được hiểu đơn giản là người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc một giao dịch nhất định không có đủ khả năng để thực hiện công việc hoặc giao dịch đó, vì vậy họ chuyển quyền này cho người khác để người khác thực hiện thay. Việc chuyển quyền này không là mất đi quyền của người đó, và thời gian chuyển quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, thông thường là đến khi công việc hoặc giao dịch được hoàn thành.

Bộ luật dân sự không quy định cụ thể về các trường hợp ủy quyền; tuy nhiên có thể hiểu việc ủy quyền sẽ được thực hiện trừ các trường hợp không được phép ủy quyền theo quy định của các văn bản pháp luật cụ thể.

Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?

Tại Bộ Luật Dân sự quy định tại Điều 138 về đại diện theo ủy quyền:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người chấp hành án phạt tù vẫn được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật tước hoặc hạn chế quyền sở hữu tài sản thì người chấp hành án tù vẫn có quyền thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định pháp luật và thực hiện theo các quy định về việc ủy quyền đó. Vì vậy người đang ở trong tù vẫn có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện việc mua bán nhà.

Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?
Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?

Tuy nhiên do họ bị hạn chế quyền đi lại và thủ tục này liên quan đến quyền sở hữu nhà ở nên cần đáp ứng các điều kiện nhất định để thực hiện việc này.

Điều kiện để người đang chấp hành hình phạt tù được ủy quyền mua bán nhà

Để thực hiện thủ tục ủy quyền mua bán nhà thì các bên trong quan hệ ủy quyền mua nhà đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Người ủy quyền mua bán phải có quyền mua bán nhà đất theo quy định Luật Nhà ở,… và pháp luật có liên quan khác.

+ Người ủy quyền mua bán nhà đất và người được ủy quyền mua bán nhà đất đều phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như:

-Người từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Không thuộc vào một trong các trường hợp như người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22, 23, 24 Bộ luật Dân sự 2015.

+ Phải lập hợp đồng ủy quyền bằng văn bản và thực hiện việc công chứng. Do hợp đồng ủy quyền trong trường hợp này có tài sản là bất động sản nên khoản 1 Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP:

” 1. Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Theo đó, thì việc ủy quyền để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền và phải được công chứng. 

Thủ tục ủy quyền cho người khác mua bán nhà

Ngươi có yêu cầu gửi phiếu yêu cầu công chứng tới cơ sở công chứng có thẩm quyền.

Theo Điều 44 Luật công chứng 2014 quy định:

“Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Do người ủy quyền đang chấp hành án tù nên việc công chứng không thể thực hiện tại trụ sở công chứng. Do đó nếu muốn công chứng bạn có thể thực hiện tại trại giam nơi bạn đang chấp hành án. Bạn có thể nhờ bên công chứng soạn thảo hồ sơ ủy quyền hoặc tự mình hoặc nhờ người khác soạn thảo.

Trong trường hợp này Cơ quan thực hiện công chứng có thể gửi công văn đến ban quản lý trại giam nêu rõ việc đang tiếp nhận và thực hiện yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử hữu nhà ở và đồng thời đề nghị được gặp gỡ người đó để thực hiện công chứng. Thủ tục công chứng được thực hiện theo Điều 40 Luật công chứng 2014.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người chấp hành án phạt tù có được bầu cử không?

Theo Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân năm 2015; quy định về những trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri như sau:
“1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”
Do đó người đang chấp hành án phạt tù không được bầu cử.

Phạm nhân có được gọi điện về nhà không?

Theo Khoản 2 Điều 54 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:
“Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.”
Do đó việc gọi điện về nhà của phạm nhân là hoàn toàn được phép; tuy nhiên số lần và thời lượng gọi sẽ bị hạn chế.

Phạm nhân có được ra khỏi cơ sở giam giữ?

Theo Điều 40 Luật thi hành án hình sự 2019, thì các trường hợp sau được trích xuất phạm nhân; (đưa phạm nhân ra khỏi cơ sở giam giữ):
– Để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử
– Để phục vụ yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh hoặc để chăm sóc con của phạm nhân đang ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân phải đưa đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.