Mẫu công văn hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu năm 2022

30/06/2022
Công văn hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu
828
Views

“Xin chào Luật sư, Công ty tôi có ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài và có mong muốn được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa này. Không biết hiện nay mẫu công văn hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào. Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu công văn hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu năm 2022 được không? Rất mong sớm nhận được phản hội từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn.”

Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Chúng tôi xin được thông tin đến bạn về mẫu công văn hoàn thuế GTGT như sau:

Căn cứ pháp lý

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng“.

Thuế GTGT là thuế gián thu, tức là các nhà sản xuất, kinh doanh là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa. Việc chỉ đánh thuế trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa làm cho số thuế GTGT không gây ra những thay đổi quá lớn về giá cả.

Hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng, hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Hoàn thuế GTGT là một hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước ra quyết định trả lại cho người được hoàn thuế số tiền mà họ đã nộp thừa hoặc số tiền thuế mà Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật.

Hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu thực chất là trách nhiệm của Nhà nước đối với chủ thể được quyền nhận lại số tiền thuế do Nhà nước hoàn trả. Bởi lẽ, số tiền này vốn không thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật. Việc hoàn thuế trong trường hợp này nhằm khuyến khích tối đa xuất khẩu, tạo điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:

Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. […].

Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu quy định:

“Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%”.

Trách nhiệm hoàn thuế GTGT

Căn cứ theo Điều 18 Luật Quản lý thuế năm 2019, cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ hoàn thuế theo quy định của pháp luật, phối hợp với Ngân hàng thương mại trong việc hoàn thuế điện tử.

Đối tượng được hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, đối tượng được hoàn thuế gồm:

  • Cơ sở có hàng hóa ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu
  • Cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài;
  • Doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài;
  • Cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 76 Luật Quản lý thuế năm 2019, thẩm quyền quyết định hoàn thuế thuộc:

  • Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa.
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Mẫu công văn hoàn Thuế GTGT hàng xuất khẩu

Thủ tục hoàn thuế

Bước 1: Người có quyền được hoàn thuế lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu và gửi cho cơ quan thuế có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan quản lí thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế phải kiểm tra, xác minh các điều kiện được hoàn thuế và ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp cơ quan quản lý thuế cho rằng người đề nghị hoàn thuế không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì có quyền từ chối hoàn thuế và thông báo bằng văn bản cho người đề nghị hoàn thuế biết.

Mời bạn xem thêm các bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu Công văn hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, muốn đổi tên trong giấy khai sinh,.… Quý khách vui lòng liên hệ Luật SưX qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Khi hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Quản lý Thuế hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Trường hợp quá thời hạn quy định, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.