Quyền sử dụng đất có phải là tài sản không ?

30/06/2022
Quyền sử dụng đất có phải là tài sản không
595
Views

“Xin chào Luật sư, em là sinh viên đang tìm hiểu về đất đai và quyền sử dụng đất. Luật sư cho em hỏi quyền sử dụng đất có phải là tài sản không? Nếu có thì được quy định như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn.”

Cảm ơn bạn đã dành sự tin tưởng và gửi thắc mắc đến Luatsu247. Chúng tôi xin được cung cấp thông tin đến bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về tài sản

Tài sản là gì?

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

  • Vật là loại tài sản hữu hình, là bộ phận của thế giới vật chất, được chia thành các loại: vật chính và vật phụ; vật chia được và vật không chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định.
  • Tiền là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước ban hành có giá trị trao đổi ới các loại hàng hóa khác. Tiền phải có giá trị lưu hành và giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó.
  • Giấy tờ có giá là tài sản do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Giấy tờ có giá rất đa dạng với những quy chế pháp lý khác nhau như công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu,…
  • Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử đất và các quyền tài sản khác.”.

Theo Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản bao gồm: đất đai; nhà công trình xây dựng gắn liền với đất đai;Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;Tài sản khác theo quy định của pháp luật.Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu và chủ thể khác có quyền như sau:

  • Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

Quy định của pháp luật về Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là gì ?

Điều 4 Luật đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.“.

Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”

Như vậy, Quyền sử dụng đất là quyền của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,.. và Nhà nước công nhận các quyền của người sử dụng đất. Theo đó, quyền sử dụng đất là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai và có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật.

Quyền lợi của người sử dụng đất

Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 quy định quyền lợi chung của người sử dụng đất như sau:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất có phải là tài sản không?

Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.“.

Khoản 20 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.

Như vậy, quyền sử dụng đất được xem là một loại tài sản đặc biệt, cụ thể là một quyền tài sản. Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình, chúng ta không thể sờ nắm, nhìn thấy được. Quyền này được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Căn cứ Điều 70 Nghị định Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

Bước 2: Người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và lập biên nhận.

Bước 3: Người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thực hiện trích đo địa chính thửa đất, kiểm tra sơ đồ tài sản gắn liền với đất; xác minh trong trường hợp cần thiết.

Bước 4: Nhận kết quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quyền sử dụng đất có phải là tài sản không ?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; đổi tên giấy khai sinh cho bé;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có được coi là tài sản không?

Không. Giấy chứng nhận này chỉ là chứng thư pháp lý thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.

Đăng ký quyền sử dụng đất là gì?

Đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục kê khai, đăng ký chính xác, trung thực tình hình, hiện trạng sử dụng đất của các chủ sử dụng đất với các thông tin về diện tích, loại hạng đất, nguồn gốc đất đai theo các mẫu phiếu kê khai, vào sổ sách địa chính với sự hướng dẫn của cơ quan thực hiện đăng ký, thống kê đất.

Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là bao lâu?

Thời hạn giải quyết là hai mươi lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.