Kính chào Luật sư. Tôi vừa ký một hợp đồng ủy quyền cho bạn tôi thay mặt làm thủ tục mua bán chứng khoán giúp mình. Tôi được biết như thế chúng tôi phải đi chứng thực hợp đồng. Tôi muốn lên UBND xã chứng thwucj nhưng lại không biết nên chuẩn bị gì? Mẫu chứng thực của UBND xã năm 2022 ra sao? Thủ tục thế nào? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
Chứng thực là gì?
Chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác đối với văn bản, hồ sơ nào đó xem xét tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.
Căn cứ theo quy định tại điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chúng thực chữ kí và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định cụ thể như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Như vậy chúng ta có thể hiểu được bản chất và đặc điểm của 04 loại chứng thực này trong từng trường hợp cụ thể trên thực tế, sẽ áp dụng hình thức chứng thực nào là hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp chứng thực giấy tờ có thể thực hiện tại UBND xã
Các trường hợp thực hiện chứng thực giấy tờ, văn bản thuộc phạm vi và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:
(1) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
(2) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
(3) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
(4) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
(5) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
(6) Chứng thực di chúc;
(7) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
(8) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất hoặc nhà ở.
Lưu ý:
– Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà.
– Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc theo quy định nêu trên không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Mẫu chứng thực của UBND xã năm 2022
Luật sư 247 xin gửi đến quý khách hàng mẫu chứng thực của UBND xã năm 2022 dưới đây:
Cách điền mẫu chứng thực của UBND xã
(1) Ghi rõ ngày, tháng, năm thực hiện chứng thực. Đối với trường hợp chứng thực ngoài trụ sở thì ghi rõ thời gian (giờ, phút), ngày, tháng, năm mà người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch được chứng thực.
(2) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B, tỉnh C). Đối với trường hợp chứng thực ngoài trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực thì ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực ngoài trụ sở.
(3) Ghi rõ họ, chữ đệm và tên của người thực hiện chứng thực.
(4) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch UBND xã A, huyện B, tỉnh C; Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C).
(5) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô).
(6) Ghi rõ loại giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
(7) Nếu ký thì ghi “ký”, nếu điểm chỉ thì ghi “điểm chỉ”.
(8) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu sổ chứng thực (ví dụ: quyển số 01/2019-SCT/HĐ,GD); trường hợp sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm (ví dụ: quyển số 01/2019 + 01/2020 -SCT/HĐ,GD).
(9) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
(10) Thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thủ tục chứng thực tại UBND xã
Theo đó tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về việc cấp bản sao từ những giấy tờ gốc, hồ sơ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã quy định về Thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ và xuất trình các loại giấy tờ được yêu cầu.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực thực hiện việc kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, khi thấy người yêu cầu chứng thực đã nộp đủ giấy tờ theo quy định, ngay tại thời điểm chứng thực thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp như:
+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực không còn minh mẫn và không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
+ Người yêu cầu chứng thực xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hết thời hạn sử dụng hoặc giả mạo, mạo danh người khác.
+ Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội; có nội dung tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức và vi phạm đến quyền công dân.
+ Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, thì trừ các trường hợp Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản. hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định khác thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực chữ ký.
Bước 3: Thực hiện chứng thực
+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực theo mẫu quy định;
+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Mẫu chứng thực của UBND xã năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký lại khai sinh trực tuyến, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và giải thể công ty cổ phần; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm
- Có được đứng chung tên sổ đỏ khi chưa đăng ký kết hôn không?
- Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư như thế nào?
- Mẫu di chúc nhờ người viết hộ mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chứng thực, bao gồm:
– Phòng Tư pháp;
– UBND xã, phường;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
– Công chứng viên
Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.
Theo các quy định hiện hành về công chứng và chứng thực HĐ, GD thì cùng một loại giao dịch có bản chất như nhau (chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền…) nhưng mức thu phí khi thực hiện công chứng thì theo giá trị hợp đồng, còn mức thu phí chứng thực HĐ, GD ở cấp xã chỉ là 50.000đ/trường hợp. Vì vậy, người dân thường có xu hướng muốn lựa chọn thực hiện giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, nộp phí ít để thực hiện HĐ, GD ở đó.
Tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định:
“Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng”.
Ngoài ba loại giấy tờ nêu trên, không quy định thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác khi người dân có yêu cầu chứng thực HĐ.